Tìm ra các UFO bay ra từ lỗ đen siêu lớn

Những UFO (vật thể bay không xác định) được xác định như những bông tuyết đẩy khí bên trong các thiên hà.

Khí ion hóa nóng chảy từ một lỗ đen siêu lớn và đập vào môi trường xung quanh với tốc độ đáng kể của tốc độ ánh sáng. Loại dòng chảy cực nhanh chưa xác định này có thể giải thích bóng tối gần như trống rỗng bao quanh trung tâm của nhiều thiên hà, các nhà thiên văn học cho biết.


Hình ảnh minh họa các tia vật chất được phóng ra từ một lỗ đen siêu lớn ở trung tâm của một thiên hà.

Các nhà thiên văn học đã đưa ra thông tin này khi thực hiện quan sát mới về thiên hà PG 1114 + 445 từ kính viễn vọng đa gương của Cơ quan vũ trụ Châu Âu. Đây cũng là lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu có thể chụp được hình ảnh UFO đẩy vật chất khác xung quanh tại trung tâm của một thiên hà.

Quan sát của các nhà khoa học cho thấy năng lượng được truyền từ UFO sang những cơn gió khác gần lỗ đen, đẩy luồng gió đó đến tốc độ đáng kinh ngạc. Điều này rất quan trọng bởi vì nó có thể giải thích một bí ẩn lâu đời về các lỗ đen siêu lớn: Lỗ đen càng lớn, các ngôi sao bên trong thiên hà chủ của nó di chuyển càng nhanh. Trọng lực không thể giải thích mối quan hệ này, nhưng nếu các lỗ đen lớn hơn phun ra dòng chảy mạnh hơn sẽ đẩy khí ở tốc độ cao hơn, chúng cũng có thể quét sạch các ngôi sao gần đó và tăng tốc chúng lên tốc độ cao hơn.

"UFO bên trong mang một lượng rất lớn năng lượng", tác giả nghiên cứu, ông Roberto Serafinelli, nhà thiên văn học tại Đài quan sát thiên văn Brera ở Milan, Ý, cho biết.

Cập nhật: 22/08/2019 Theo Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video