Tìm ra công nghệ tái chế mùn cưa thành hạt nhiên liệu

Các nhà khoa học tại Đại học Tổng hợp quốc gia Nga Vyatka (VyatSU) đã phát triển một máy nghiền có kích thước nhỏ và dễ vận chuyển để nghiền mùn cưa, sau đó đúc chúng thành hạt nhiên liệu.

Ý tưởng này đã được đăng trên tạp chí khoa học IOP Conference Series: Earth and Environmental Science.


Thiết bị mới sẽ giải quyết vấn đề xử lý rác thải của ngành chế biến gỗ.

Theo các tác giả của nghiên cứu chia sẻ: cho đến nay, chất thải từ các doanh nghiệp chế biến gỗ ở Nga không được sử dụng, do các công nghệ hiện có không cho phép nghiền nguyên liệu có trọng lượng riêng thấp.

Ngoài ra, các nhà máy tái chế khó di chuyển chúng đến một khu sản xuất cụ thể. Đồng thời, chất thải từ các ngành công nghiệp chế biến gỗ nhỏ, ở Nga mỗi năm ước tính khoảng 1,5 triệu tấn rác từ gỗ nên nhiệm vụ xử lý chúng là đặc biệt cấp bách.

Tính mới của ý tưởng được xác nhận bởi một bằng sáng chế vào năm 2017, so với các công nghệ hiện có, công nghệ nghiền hiệu quả hơn và khả năng vận chuyển thiết bị dễ dàng.

Máy nghiền này có thể được lắp đặt trong các xưởng cưa nhỏ hoặc trong các doanh nghiệp chế biến gỗ riêng biệt hoặc như nó một phần của dây chuyền ép viên.

Kết quả nghiên cứu về máy này như sau: nguyên liệu thô được đưa vào buồng nghiền từ hai phía (các ống cấp liệu nằm đối diện nhau) gây va chạm và giảm tốc độ của các hạt nguyên liệu.

Ngoài ra, một buồng tạo xoáy được lắp đặt phía trên các vòi phun, giúp chuyển động hỗn loạn của vật liệu, theo đó các phần tử của vật liệu ở trong vùng nghiền lâu hơn nhiều so với các cơ sở hiện có. Đây là yếu tố giúp có thể nghiền vật liệu có trọng lượng riêng nhỏ một cách hiệu quả.

Việc sử dụng một hệ thống mới để nạp nguyên liệu vào buồng nghiền, cũng như hệ thống tạo xoáy, có thể làm tăng mức tiêu thụ năng lượng cụ thể (tỷ lệ giữa lượng sản phẩm nghiền trên năng lượng tiêu thụ) lên 25-30% so với với các đối tác chính của nước ngoài, với các đặc điểm về trọng lượng và kích thước tương đương.

Nguyên mẫu của máy nghiền đã được thử nghiệm thành công. Sáng kiến này đã giành chiến thắng trong cuộc thi Khởi nghiệp do Quỹ yến khích đổi mới tổ chức. Sáng chế được bảo hộ bởi bằng sáng chế số 2621567 của Liên bang Nga.

Cập nhật: 12/08/2021 Theo GD&TĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video