Tìm thấy bằng chứng nước bao phủ rộng khắp sao Hỏa

Những bức ảnh chụp từ vệ tinh MRO của NASA cho thấy: trên bề mặt sao Hỏa đã từng có nước, thậm chí rất nhiều nước bao phủ. Điều này làm dấy lên hi vọng rằng “hành tinh đỏ” có thể có sự sống tồn tại.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về những hồ nước rộng lớn, các dòng sông và vùng châu thổ, hình thành trên sao Hỏa trong thời kỳ đầu. Tất cả chúng đều là môi trường sống tiềm năng cho sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn.

Họ cũng khám phá rằng điều kiện ẩm ướt nơi này có lẽ đã tồn tại trong một thời gian dài trên “hành tinh đỏ”.

Những thông tin này được công bố trên tạp chí Nature và Nature Geoscience.

Một nghiên cứu cho thấy, nhiều vùng cao nguyên cổ (chiếm phân nửa diện tích sao Hỏa) rộng lớn có chứa khoáng sét, loại chỉ có thể hình thành trong điều kiện có nước. Dung nham núi lửa đã vùi lấp những vùng giàu đất sét này trong thời kì tiếp sau, thời kì khô cằn hơn trong lịch sử hình thành sao Hỏa. Tuy nhiên, tác động núi lửa sau này đã để lộ ra hàng nghìn khu vực đất sét khắp sao Hỏa.

Dữ liệu này do hệ thống thiết bị đo đạc quang phổ sao Hỏa có tên CRISM đặt trên vệ tinh MRO (Mars Reconnaissance Orbiter) của NASA khám phá ra. Nguyên lý hoạt động của CRISM là “đọc” trên 500 màu sắc do ánh sáng mặt trời phản xạ để dò tìm những khoáng chất đặc biệt trên bề mặt sao Hỏa.

Các dòng sông đem theo các khoáng sét từng chảy vào miệng hố Jezero trên sao Hoả. (Ảnh: AP)


Scott Murchie, một nhà khoa học đến từ ĐH John Hopskins ở Maryland, Mỹ, nhận xét: “Ngạc nhiên lớn nhất từ những kết quả lần này là nước đã tỏa khắp và tồn tại kéo dài trên sao Hỏa cũng như môi trường ẩm ướt khác nhau nơi đây”.

Khoáng sét, được biết đến với tên gọi đá phyllosilicates, giữ thông tin về sự tác động qua lại giữa nước và đá từ thời kì Noachian trong lịch sử hình thành sao Hỏa- kéo dài từ khoảng 4,6 tỷ - 3,8 tỷ năm trước. Phần lớn đá trên Trái Đất trong thời kì này bị phá hủy bởi quá trình kiến tạo địa chất. Chúng vẫn tồn tại trên Mặt Trăng nhưng không bao giờ chuyển sang thành dạng nước lỏng.

Vì vậy, đá phyllosilicates trên sao Hỏa lưu giữ thông tin duy nhất về môi trường có nước trong thời kì đầu của Hệ Mặt trời, và một vài loại trong số chúng có thể ổn định đủ lâu để sự sống sinh sôi nảy nở.

Quan trọng hơn, CRISM đã phát hiện ra các Silicat hiđrat - có chứa nước trong cấu trúc tinh thể của chúng- trong cặn được nước làm lắng xuống. Những khoáng sét này được tìm thấy ở các châu thổ bên trong các miệng hố Holden, Eberswalde và Jezero trên sao Hỏa.

Tháng 9/2009 NASA sẽ gửi một robot thám hiểm có tên MSL (Mars Science Laboratory) lên sao Hỏa nhằm tìm kiếm những dấu hiệu về sự sống hiện tại cũng như trong quá khứ của “hành tinh chết” này.

Cơ quan vũ trụ châu Âu ESA cũng có kế hoạch phóng tàu nghiên cứu với tên gọi ExoMars của họ lên sao Hỏa vào năm 2013.
Theo Nguyễn Khoa - Dân trí (BBC)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video