Tìm thấy cóc mắt trắng trên cao nguyên Langbian ở Việt Nam

Các nhà khoa học Úc và Việt Nam vừa phát hiện loài cóc mày mắt trắng Leptobrachium leucops trên tạp chí Zootaxa 2804: 25–40 (2011). Loài cóc được phát hiện ở khu rừng thường xanh, ở độ cao khoảng 1558 - 1900 m, trên cao nguyên Langbian, thuộc ranh giới giữa 2 tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa.

Leptobrachium leucops có cơ thể khá mập mạp, hơi thon về phía hông. Đầu rộng và dẹp (chiều dài và chiều rộng gần bàng nhau); mõm tròn (theo hướng lưng bụng) và dốc nghiêng (theo hướng mặt bên), có chiều dài gần bằng với đường kính mắt; mũi gần mõm hơn gần mắt; mắt to, hơi nhô, khoảng cách giữa 2 mắt gần bằng với chiều rộng của mí mắt; màng nhĩ không thấy rõ, tròn.


Loài cóc mới phát hiện. Ảnh Trần thị Anh Đào, Đại học KHTN TP.HCM

Da lưng trơn láng với mạng lưới nếp da mảnh, phía sau lưng có các hạt nhỏ, đặc biệt là vùng gần hậu môn; nếp trên màng nhĩ kéo dài từ sau mắt tới vai; bụng có hạt, mặt bụng của các ngón trơn láng; tuyến nách tròn, nằm ở phía hông bụng, hơi phía sau vị trí nách; tuyến đùi rõ, tròn nằm ở mặt sau đùi, khoảng giữa đầu gối và hậu môn.

Lưng cóc có màu xám sậm, với các vệt hình chữ Y mầu nâu sậm, kéo dài từ phía trên mí mắt tới phần sau của lưng, có viền màu kem, với các vệt nhỏ hơn, có hình dạng không nhất định, màu thay đổi từ nâu sậm tới đen, viền màu kem.

Theo Bee.net
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video