Tìm thấy hệ Mặt Trời thu nhỏ

Các nhà thiên văn quốc tế vừa phát hiện ba hành tinh mới xoay quanh một ngôi sao gần giống mặt trời, và hy vọng tìm thấy những hành tinh có sự sống trong vài năm nữa.

Telegraph cho biết, các nhà thiên văn tới từ Anh, Australia, Mỹ tìm thấy "phiên bản thu nhỏ của hệ Mặt Trời" sau khi quan sát vũ trụ bằng kính viễn vọng Anglo-Australian tại Australia và kính viễn vọng Keck tại Hawaii, Mỹ.

Ba hành tinh xoay quanh 61 Virginis – ngôi sao cách trái đất khoảng 27,8 năm ánh sáng. Khối lượng của các hành tinh gấp 5,3 tới 24,9 lần địa cầu.

Sao 61 Virginis nằm trong chòm sao Xử Nữ (Virgo) và có thể được nhìn thấy từ trái đất bằng mắt thường. Nó có khối lượng gần bằng mặt trời (0,96 lần) và có độ sáng thấp hơn một chút.

61 Virginis có khối lượng và độ sáng gần bằng mặt trời.

“Có vẻ như vũ trụ có nhiều ngôi sao giống mặt trời với những hành tinh có kích thước tương đương sao Hải Vương. Chúng sẽ giúp chúng ta tìm thấy những hành tinh đá nhỏ hơn, nơi sự sống có thể tồn tại”, giáo sư Chris Tunney, một nhà thiên văn của Đại học New South Wales (Australia), phát biểu.

Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy một hành tinh có kích thước tương đương sao Mộc xoay quanh sao 23 Librae - cách trái đất 84 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Thiên Bình (Libra). Hành tinh này mất 14 năm để xoay hết một vòng khép kín quanh ngôi sao, dài hơn một chút so với thời gian mà sao Mộc xoay quanh mặt trời (12 năm).

Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video