Tìm thấy hiện vật lạ trong thành nhà Hồ

Hiện vật được chế tác từ đá, hình thang, phần đầu có lỗ tròn xuyên qua, trọng lượng hàng tấn. Các nhà khoa học nhận định có thể vật này được sử dụng trong kỹ thuật súng bắn đá chống lại kẻ thù…

>>> Phát hiện giếng cổ gần thành nhà Hồ

Ngày 7/1, Trung tâm B,ảo tồn di sản thành nhà Hồ (Thanh Hóa) cho biết, trong cuộc khai quật khảo cổ tại đường Hoàng Gia và khu vực hào thành mới đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra ba hiện vật rất kỳ bí. Chúng đều được chế tác từ đá vôi xanh, chủng loại tương tự đá dùng xây thành nhà Hồ, mang dáng dấp kiểu quả cân theo (dạng hình thang), có lỗ tròn xuyên qua phần thân phía trên, trọng lượng viên to lên tới hàng tấn.

Theo Viện trưởng Viện Khảo cổ học PGS.TS.Tống Trung Tín, đây có thể là đối trọng của đòn bẩy bắn đá (súng bắn đá cơ học) được dùng để bắn các viên bi đá phục vụ quân sự của nhà Hồ. Vào cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15, đây có thể xem là loại vũ khí cơ học đóng góp vào công tác phòng thủ của nhà Hồ và công cụ này còn được các triều đại phong kiến về sau sử dụng.


Nhiều người dân địa phương cho rằng hiện vật này dùng để cột voi, còn các nhà khoa học thiên về giả thuyết nó được dùng trong kỹ thuật quân sự (súng bắn đá) hoặc là một bộ phận của chiếc ròng rọc vận chuyển đá xây thành. Trong ảnh là hiện vật có kích cỡ nhỏ nhất. (Ảnh: Lê Hoàng)

Một số nhà nghiên cứu lại cho rằng hiện vật được tìm thấy chính là đối trọng của ròng rọc kéo đá lên xây thành. Vào cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15, khi kỹ thuật xây dựng còn chưa phát triển, đa phần dựa vào sức lao động thủ công thì việc phát minh ra ròng rọc kéo đá lên cao được xem là sự sáng tạo tài tình của những thợ xây dựng thời Hồ. Tùy thuộc vào khối lượng của khối đá lớn hay nhỏ cần kéo lên mà những người thợ có thể dùng kết hợp một hoặc nhiều dụng cụ này để làm đối trọng cho ròng rọc.

Nhiều cụ cao niên ở địa phương thì cho rằng qua câu chuyện cha ông kể lại thì đây là công cụ được nhà Hồ sử dụng vào việc cột voi, một trong những loại động vật được nhà Hồ sử dụng phổ biến trong việc vận chuyển đá.

Theo ông Nguyễn Xuân Toán, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ, những luận điểm lý giải về công năng sử dụng của hiện vật này đang còn là bí ẩn, cần tiếp tục được nghiên cứu. Hiện tại, loại hiện vật này đã được đưa vào trưng bày tại phòng trưng bày bổ sung của khu Di sản Thế giới Thành Nhà Hồ phục vụ công tác tham quan và phát huy giá trị của di sản.

Thời gian gần đây, qua khai quật khảo cổ và thống kê, cán bộ Trung tâm Bảo tồn di sản thành nhà Hồ liên tục phát hiện nhiều công trường khai thác đá cổ xây thành cũng như hiện vật liên quan đến quá trình tồn tại thành nhà Hồ. Mới đây, các các bộ trung tâm đã phát hiện một giếng cổ được cho là đã có hàng trăm năm tuổi nằm ở trung tâm làng Xuân Giai (xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc).

Theo VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video