Tìm thấy hố thiên thạch xưa nhất Trái đất

Một hố thiên thạch xưa nhất, được hình thành trên Trái đất cách nay khoảng 3 tỉ năm, đã được phát hiện tại phía tây của hòn đảo Greenland. Nó được cho là xuất hiện sau cú va chạm của một tiểu hành tinh có đường kính 30km.


Minh họa tiểu hành tinh va chạm Trái đất tạo nên hố thiên thạch khổng
lồ cách nay 3 tỉ năm - (Ảnh: Carsten Egestal Thuesen, GEUS)

Theo RIA Novosti (Nga), một nhóm các nhà nghiên cứu Nga và Liên minh châu Âu (EU) đã phát hiện hố thiên thạch này vào năm 2009. Tuy nhiên phải mất 3 năm nghiên cứu, các nhà khoa học mới xác định được nó là hố do thiên thạch tạo ra chứ không phải do hoạt động núi lửa và cũng là hố thiên thạch xưa nhất và lớn nhất hiện nay.

Nhóm nghiên cứu cho biết hiện đường kính hố thiên thạch đo được là 100km, tuy nhiên họ cho rằng trước khi bị tác động bởi những điều kiện tự nhiên như xói mòn, đường kính ban đầu của hố này có thể lên đến 500km.


Đảo Greenland

Trước đây, hố thiên thạch lớn nhất và xưa nhất trên Trái đất từng được biết đến là Vredefort tại Nam Phi, có đường kính khoảng 300km và có niên đại 2 tỉ năm.

Theo Tuổi Trẻ, RIA Novosti
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video