Một thiên thạch có thể tồn tại từ thời hình thành hệ Mặt Trời rơi xuống Trái Đất và nổ tung, tạo ra vô số mảnh kim cương cỡ lớn.
Thiên thạch rơi xuống Trái đất có chứa kim cương
Thiên thạch rơi vào bầu khí quyển Trái đất và nổ tung tại sa mạc Nubian, Sudan năm 2008. Đây là thiên thạch đầu tiên được phát hiện và theo dõi trước khi rơi xuống Trái đất. Nó được đăt tên là Almahata Sitta.
Các hạt kim cương trong không gian. (Ảnh: NASA)
Theo BBC, người ta phát hiện kim cương trong các mảnh vỡ được thu hồi. Đây là thiên thạch chứa kim cương lớn nhất từ trước tới nay và không hình thành theo cách thông thường.
Trước đây, kim cương trong không gian được cho là hình thành khi các tiểu hành tinh va chạm với nhau. Lực va chạm ép các nguyên tử cacbon lại với nhau tạo ra kim cương. Tuy nhiên, theo cách này thì không thể tạo ra những viên kim cương kích thước lớn như trong Almahata Sitta.
Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu hai giả thuyết về sự hình thành kim cương này. Giả thuyết thứ nhất là các nguyên tử cacbon tự lắng đọng dần dần trong môi trường khí loãng ngoài không gian, tạo ra kim cương.
Giả thuyết thứ hai, đáng tin cậy hơn, cho rằng những viên kim cương này được tạo ra trong lòng một “planetestimal”, vật thể có kích thước trung gian giữa một tiểu hành tinh và một hành tinh thực sự.
Planetestimal này phải tồn tại cùng thời điểm hình thành hệ Mặt Trời, vì một nguyên nhân nào đó mà nó bị phá hủy và Almahata Sitta là một mảnh còn sót lại.
Một mẩu thiên thạch Almahata Sitta (màu đen). (Ảnh: NASA)