Tìm thấy nhiều loài mới ở sông Mekong và Papua New Guinea

Ngày 6-10, các nhà khoa học đã đồng thời công bố phát hiện hàng trăm loài mới tại khu vực sông Mekong và tại Papua New Guinea ở Thái Bình Dương.


Loài chim bulbul mặt trần được tìm thấy tại Lào. (Ảnh AFP)

Tại khu vực sông Mekong, các nhà khoa học đã tìm ra 145 loài mới, trong đó có những loài có các đặc điểm cực kỳ thú vị như một con ếch kêu như dế, "cá nút" - loài cá dùng thân người hút chặt vào đá trong dòng nước chảy xiết để di chuyển ngược dòng, cá tuế dracula tìm thấy tại Myanmar với hai răng nanh và hầu hết thân thể đều trong suốt.

Tại tỉnh Savannakhet của Lào, người ta đã phát hiện ra loài chim Bulbul mặt trần với lông chỉ phủ một phần đầu, phần xung quanh mắt có một vệt da màu xanh nhạt. Tại Campuchia, các nhà khoa học phát hiện cây ăn thịt cao đến 7m.

Stuart Chapman, giám đốc bảo tồn khu vực của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), nói: "Không nghi ngờ gì nữa, khu vực này có sự đa dạng sinh học lớn nhất thế giới, đồng thời là khu vực đang bị đe dọa nhất".

Trong một công bố, các nhà khoa học cho biết cũng vừa tìm thấy 200 loài mới tại Papua New Guinea. Đặc biệt nhất là loài chuột đuôi trắng chỉ dài 2cm, còn lại đa số đều là những loài lưỡng cư hay nhện mới.

Theo các nhà khoa học, những xác nhận về gen cho thấy tất cả những loài này đều hoàn toàn mới và không hề liên quan gì đến những loài chúng ta đã biết.

Theo Tuổi trẻ, AFP
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video