Tìm thấy những "que diêm" đầu tiên của loài người

Các nhà khoa học Israel cho biết những vật tạo tác bằng đá và đất sét từ thời đồ Đá mới có thể là những que diêm có tuổi đời lâu nhất từng được biết đến.


Những đồ vật bằng đá hình trụ có thể không phải là biểu tượng sinh thực khí nam, mà là dụng cụ để nhóm lửa. (Nguồn: BBC)

Trước đây, những vật thể hình trụ dài thường được giải thích là biểu tượng của tín ngưỡng thờ cúng sinh thực khí nam (dương vật). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Israel cho rằng đây có thể là công cụ để tạo ra lửa của người xưa.

“Chúng tôi đã tìm thấy bằng chứng về người hiện đại và người Neanderthal, từ than đá, tro, lò sưởi, nhưng chưa hề tìm thấy bằng chứng nào có liên quan tới việc châm lửa", GS. Naama Goren-Inbar công tác tại ĐH Do thái Jeruralem và là trưởng nhóm nghiên cứu, nói.

Nhờ chuyến thăm tới bảo tàng ở Jerusalem, GS. Goren-Inbar nhận ra rằng hình dáng của các đồ vật được tìm thấy ở địa điểm khảo cổ Sha'ar HaGolan có thể là thứ để tạo lửa chứ không chỉ đơn giản mang ý nghĩa văn hóa.

Nhờ kính hiển vi, GS. Goren-Inbar và các đồng nghiệp mới phát hiện ra những dấu hiệu những vật đó từng được quay tròn với tốc độ cao để châm lửa cho bùi nhùi.

Lý giải này phù hợp với các bằng chứng văn hóa từng được biết đến về thời kỳ Đồ Đá mới, cũng như kiến thức về kỹ thuật nhóm lửa thời cổ.

GS. Goren-Inbar cho biết bà sẽ tiến hành thêm nghiên cứu để xác định chắc chắn kết luận này.

Theo Đất Việt, BBC
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video