Tìm thấy vi khuẩn có thể tự tạo ôxy để hô hấp

Các nhà khoa học thuộc Đại học Nijmegen, Hà Lan vừa phát hiện một loại vi khuẩn có thể tự sản xuất ôxy để hô hấp.

Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng trong công tác nghiên cứu biến đổi sự sống Trái Đất và tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.

Trong báo cáo đăng trên tạp chí Tự nhiên của Anh số ra mới nhất, các nhà khoa học cho biết, loại vi khuẩn mà họ phát hiện có thể tồn tại trong môi trường hoàn toàn không có ôxy, tuy nhiên trong cơ thể phải có lượng ôxy cần thiết mới có thể hoàn thành cơ chế trao đổi chất. 

Nghiên cứu cho thấy loại vi khuẩn này dựa vào một một loại protein phân giải đặc biệt để thực hiện phân giải nitrogen oxide thành nitrogen và ôxy.

Trước kia, các nhà khoa học chỉ biết được nguyên lý tạo ôxy dưới tác dụng quanh hợp của một số ít sinh vật.

Tuy nhiên, các dấu vết về lịch sử biến đổi sự sống Trái Đất đã cho thấy, trước khi lượng lớn ôxy được sản xuất dưới tác dụng quang hợp của thực vật, đã tồn tại một số loại vi sinh vật có thể tự sản xuất ôxy để hô hấp. Và điều này đã gây tranh luận nhiều trong giới học thuật.

Nhà khoa học Katarina Aiteweige, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, phát hiện này cho thấy một số loài vi sinh vật có thể tự tạo ôxy để hô hấp.

Do thức ăn của loài vi khuẩn này là khí mêtan, trong khi đó trên các vì sao, đặc biệt là sao Hỏa lại có số lượng nhất định loại khí này.

Vì vậy, các nhà khoa học cho rằng, trên các thiên thể khác nhiều khả năng cũng có sự tồn tại của một số loài sinh vật chỉ có thể tồn tại trong môi trường không cần ôxy./.

Theo Vietnam+
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video