Tín hiệu về tê giác một sừng quý hiếm ở Việt Nam

Sau 5 ngày khảo sát, 7 mẫu phân của tê giác cũng đã được tìm ra, mang đến sự tự tin cho nhóm nghiên cứu về khả năng có thể thu thập được tất cả thông tin khoa học cần thiết.

Các nhà nghiên cứu của tổ chức WWF cùng với đội ngũ kiểm lâm vườn quốc gia đã sử dụng 2 chú chó nghiệp vụ được chuyển sang từ Mỹ để đánh hơi, xác định tình trạng số lượng tê giác một sừng tại các khu rừng ở phía Nam - ngôi nhà của một trong hai loài tê giác còn lại trên thế giới.

Tê giác một sừng (tên khoa học là rhinoceros sondaicus annamiticus) được cho là tuyệt chủng ở khu vực Đông Nam Á cho đến khi những người thợ săn giết chết một con vào năm 1988. Người ta cho rằng hiện nay chỉ còn dưới 10 cá thể tồn tại, nhưng chưa có kết luận về con số chính xác.


Tê giác một sừng chụp được ở miền Nam nước ta. (Ảnh: WWF).

Giám đốc dự án tê giác của tổ chức WWF Sarah Brook nói: "Chương trình khảo sát thực địa lần này nhằm mục đích đưa ra phát hiện về những bí mật của loài tê giác một sừng ít được biết đến này ở Việt Nam trong nỗ lực bảo vệ loài động vật này trước nguy cơ tuyệt chủng".

Sau 5 ngày khảo sát, 7 mẫu phân của tê giác cũng đã được tìm ra, mang đến sự tự tin cho nhóm nghiên cứu về khả năng có thể thu thập được tất cả thông tin khoa học cần thiết.

Các mẫu phân sẽ được gửi tới Queen's University ở Canada để phân tích DNA, xác định giới tính và số lượng cá thể. Sau đó tổ chức về Động vật học của London sẽ tiến hành bản phân tích hóc môn để chỉ ra khả năng sinh sản và các mức độ tác động gây căng thẳng trong tình trạng hiện nay của loài vật này.

Bà Trần Minh Hiền, Giám đốc WWF Việt Nam cho hay: "Bảo tồn loài tê giác không chỉ vì đây là loài quý hiếm duy nhất ở Việt Nam mà còn là biểu trưng lớn nhất trong các nỗ lực bảo tồn hiện nay ở nước ta. Nếu chúng ta mất đi loài tê giác này thì tương lai của các loài quý hiếm và đặc hữu khác của Việt Nam cũng sẽ trong tình trang nguy hiểm". 

Loài tê giác một sừng qua buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp trở thành mặt hàng đặc biệt có giá trị cao. Sừng, da và phân tê giác được sử dụng cho những mục đích y học. Việc mở rộng sản xuất nông nghiệp và phát triển hệ thống thủy điện đã góp phần tạo thêm áp lực cho loài vật vốn còn rất ít này.

Để nâng cao hiệu quả bảo vệ cho loài tê giác cũng như các loài hoang dã đang bị đe dọa bởi những người săn trộm, tổ chức WWF đã hợp tác với dự án Tê giác châu Á hỗ trợ cộng đồng dân cư địa phương để họ tham gia bảo vệ bằng cách tuần tra cùng lực lượng kiểm lâm và cán bộ vườn.

Theo Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video