Tin vui của y học: Xuất hiện kháng thể chống lại được tất cả các virus cúm trên đời

Một loại vaccine chống được tất cả các loại cúm? Có lẽ sắp xuất hiện rồi!

Cúm - căn bệnh tưởng như đã quá phổ biến, nhưng qua biết thế kỷ con người vẫn không thể giải quyết được. Ở thời điểm hiện tại, chúng ta chỉ có các vaccine chuyên biệt cho từng chủng virus cúm (bao gồm 3 loại cúm A, B, C, mỗi chủng là hàng ngàn virus khác nhau), và đồng thời phải tiêm trong từng năm để tránh trường hợp virus đột biến kháng thuốc.

Bởi vậy, từ lâu loài người đã ấp ủ dự định tạo ra một loại vaccine, hoặc một loại thuốc nào đó có thể xử lỷ được toàn bộ các chủng virus cúm hiện hành. Và nay, mơ ước ấy đang dần thành hiện thực với một khám phá mang tính chất bước ngoặt.


Một loại vaccine chống được tất cả các loại cúm? Có lẽ sắp xuất hiện rồi.

Cụ thể, các chuyên gia từ ĐH Melbourne (Úc) đã nhận ra một số tế bào kháng thể của con người có khả năng chống lại cả 3 chủng virus trên. Tiềm năng hoạt động của chúng được cho là vĩnh viễn, hoặc ít nhất cũng phải vài năm.

Và nếu tìm ra cách khiến toàn bộ hệ miễn dịch cũng hoạt động như vậy, thì có thể nói thời đại của vaccine sẽ chính thức chấm dứt. Chúng ta sẽ chỉ cần một mũi tiêm duy nhất,

Được biết, các tế bào tiềm năng này được phát hiện khi các chuyên gia phân tích những trường hợp người nhiễm virus cúm gia cầm H7N9 vào năm 2013. Nhóm người có phản ứng với tế bào lympho CD8+ T cũng có tỷ lệ hồi phục nhanh hơn.

CD8+ T còn được gọi là những tế bào sát thủ, bởi chúng có vai trò tấn công mọi mối đe dọa từ bên ngoài đi vào cơ thể. Chúng giống những vệ binh gác cổng chuyên nghiệp vậy.

"Chúng tôi đã tìm hiểu về các tế bào sát thủ này từ lâu rồi" - trích lời Katherine Kedzierska, chủ nhiệm nghiên cứu từ ĐH Melbourne. "Vậy nên, bước tiếp theo là xem cơ chế bảo vệ cơ thể của các tế bào này là như thế nào, và liệu có khả năng thay thế được vaccine cúm không".

Đó cũng là lúc Kedzierska quyết định thực hiện một nghiên cứu mới. Họ đã thực hiện phân tích trên 67.000 mẫu virus, tìm kiếm từng mảnh peptide chuyên biên trên tất cả các loại virus thuộc 3 chủng cúm ở người. Trong đó, họ sử dụng các epitope để đánh dấu lên tế bào CD8+ T, để biết được khi nào tế bào phản ứng lại virus và tiêu diệt chúng.


Các virus cúm gây ra đại dịch đều thuộc chủng cúm A.

"Chúng tôi xác định được những điểm chung giữa các chủng cúm khi lây nhiễm cho con người" - Marios Koutsakos, chuyên gia trong nhóm nghiên cứu chia sẻ.

Các chuyên gia sử dụng các phần virus này để kích hoạt kháng thể trên cơ thể chuột, và họ đã thành công. Kết quả cho thấy tỷ lệ và mức độ viêm đều đã giảm xuống đáng kể.

Theo ước tính của các chuyên gia, hiện tại có khoảng 54% dân số thế giới đang sở hữu tế bào CD8+ T chuẩn trong người, đủ để kích hoạt cơ chế phòng vệ này. Dĩ nhiên điều này không có nghĩa chúng ta đã có một loại vaccine dành cho tất cả mọi loại cúm, chỉ là đưa ước mơ ấy đến gần hơn thôi. Đây có thể xem là một bước quan trọng để loài người tạo ra công cụ chống lại virus cúm tốt hơn.

Các virus cúm gây ra đại dịch đều thuộc chủng cúm A. Các dịch cúm nhẹ thường niên thì thuộc cả 2 chủng cúm A và B. Chủng C thì hiếm hơn, nhưng vẫn có khả năng gây ra một số chứng bệnh nguy hiểm trên trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, cả 3 chủng cúm này đều có khả năng đột biến cao, khiến vaccine dành cho chúng trở nên kém hiệu quả. Vậy nên nếu từ CD8+ T mà tạo ra được một loại vaccine tấn công được tất cả các chủng cúm, chúng ta có thể cứu được hàng ngàn người chết mỗi năm.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Immunology.

Epitope - hay kháng nguyên xác định (antigenic determinant) - là vị trí cấu trúc trên một phân tử kháng nguyên có thể phản ứng với một kiểu cấu trúc hóa học của phân tử kháng thể trong máu hoặc trên tế bào miễn dịch.
Cập nhật: 21/02/2019 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video