Tin vui đáng mong đợi cho những người bị dị ứng thức ăn

Đây được xem là phương pháp điều trị dị ứng thực phẩm đáng mong đợi nhất bởi dị ứng đậu phộng đang là một trong những loại dị ứng hàng đầu hiện nay.

Tại Mỹ, ước tính có khoảng 1,5 triệu trẻ em bị dị ứng với đậu phộng. Dị ứng này có thể trở nên nghiêm trọng đến mức chỉ cần những người bị mắc chứng này tiếp xúc với một lượng đậu phộng nhỏ cũng có thể dẫn đến các phản ứng rất mãnh liệt.

Để đối phó với điều này, DBV Technologies, một công ty công nghệ sinh học Pháp hiện đang nghiên cứu một loại miếng dán có thể làm giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các dị ứng trên. Hiện miếng dán chống dị ứng đậu phộng này đang được tham gia vào quy trình thử nghiệm lâm sàng theo ba bước.

Tại Học viện Mỹ về dị ứng, hen suyễn và hội nghị Miễn dịch học vào Chủ nhật vừa qua, DBV Technologies đã cho thấy 83% trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 11 tham gia vào thử nghiệm có thể ăn 1000 mg đậu phộng mà không có phản ứng dị ứng sau khi dán miếng băng này trong vòng 3 năm.

1000 mg đậu phộng là số lượng gấp 10 lần mà những người tham gia có thể ăn so với thời điểm họ bắt đầu tham gia thử nghiệm. Mặc dù dữ liệu cho thấy những người tham gia thử nghiệm có độ tuổi từ 6 đến 55, kết quả thử nghiệm tốt nhất lại đến từ các đối tượng là trẻ em.


Miếng dán này có thể giúp những người dị ứng đậu phộng cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Dị ứng là phản ứng của hệ miễn dịch trong cơ thể của bạn đối với một chất nào đó nhưng lại có thể không gây hại với những người khác. Chúng là nguyên nhân thứ sáu gây ra bệnh mãn tính ở Mỹ. Theo CDC, ước tính có khoảng 4% – 6% trẻ em Mỹ bị dị ứng với thức ăn và đậu phộng là một trong những tác nhân tồi tệ nhất.

Vào tháng 12 năm 2015, DBV khởi động thử nghiệm giai đoạn 3 nhằm xem xét cách thức miếng dán hoạt động ở trẻ em trong độ tuổi từ 4 – 11 và dữ liệu này cũng đang được công ty trình lên Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ để xin cấp phép sử dụng rộng rãi trên thị trường.

Miếng dán này hoạt động như thế nào?

Thuốc trong miếng dán tác động vào hệ thống miễn dịch được phân phối qua da thông qua một quá trình mang tên "liệu pháp miễn dịch bằng miếng dán trên da" (epicutaneous immunotherapy).

Bên trong mỗi miếng dán có chứa một mẫu dung dịch protein đậu phộng. Khi bạn dùng miếng dán này, các protein sẽ tìm cách đi vào hệ miễn dịch thông qua da của bạn. Khi được thẩm thấu qua da theo cách này, các chất gây dị ứng sẽ không thể đi vào máu được và do đó phản ứng dị ứng không tồn tại.

Dựa trên dữ liệu từ giai đoạn thử nghiệm lần 2 của DBV, những người sử dụng miếng dán này trong ba năm với liều lượng 250 microgram (liều cao nhất) đã có những phản ứng đáp lại tốt nhất với phương pháp này.

Phương pháp điều trị bằng miếng dán được bắt nguồn từ cách thức dị ứng được điều trị. Thông thường, cách duy nhất để làm giảm các phản ứng tiêu cực do chứng dị ứng gây ra là phương pháp "làm giảm sự mẫn cảm" (desensitization), đây là quá trình đưa một lượng nhỏ chất gây dị ứng vào trong cơ thể. Trong trường hợp bị dị ứng đậu phộng, đồng nghĩa với việc giúp cơ thể hấp thu đậu phộng một cách hoàn toàn.

Tuy vậy, vấn đề là phương pháp này cũng rất nguy hiểm bởi nó có thể gây ra một loạt các phản ứng do chất dị ứng lan truyền khắp cơ thể thông qua đường máu. Các phương pháp phổ biến khác tập trung vào việc điều trị các triệu chứng từ phản ứng dị ứng bằng cách sử dụng thuốc kháng histamine như Benadryl hay Epinephrine trong trường hợp bị dị ứng nặng.

Ngoài dị ứng đậu phộng, DBV đang phát triển các loại miếng dán khác để điều trị các loại dị ứng thức ăn khác như trứng và sữa, một trong những loại dị ứng thực phẩm phổ biến nhất và các loại dị ứng phi thực phẩm có mối liên hệ với bệnh hen suyễn. Công ty này cũng khám phá ra phương pháp điều trị cho bệnh Crohn, bệnh celiac và bệnh tiểu đường tuýp 1 với công nghệ miễn dịch tương tự.

Cập nhật: 09/03/2017 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video