Tinh tinh ăn đất sét để làm gì?

Những con tinh tinh dùng một chiếc lá làm muôi xúc, nhúng vào nước bùn, đưa lên miệng và vắt chất lỏng trên đầu lưỡi, hoặc bốc từng nắm đất sét để ăn. Chúng đang bổ sung khoáng chất.

Tại sao tinh tinh ăn đất sét?

Plus One hôm 28/7 đã đăng kết quả nghiên cứu của các nhà học quốc tế sau khi quan sát tinh tinh trong rừng Budongo ở phía tây Uganda, ăn đất sét từ các hố bùn và gò mối.


Một con tinh tinh đang ăn đất sét. (Ảnh: Anne Schel.)

Nhóm nghiên cứu, đứng đầu là giáo sư Vernon Reynolds đến từ khoa Nhân chủng sinh vật học của Đại học Oxford, đã theo dõi những con tinh tinh sử dụng một chiếc lá giống muôi xúc, nhúng vào nước bùn, đưa lên miệng và vắt chất lỏng trên đầu lưỡi. Chúng cũng dùng tay bốc từng nắm đất sét trên mặt đất để ăn.

Được tiến hành từ năm 1990, nghiên cứu kết luận sự thay đổi thức ăn nêu trên có thể do tình trạng sụt giảm số lượng cây cọ raffia, nguồn chất khoáng chủ yếu của tinh tinh trong quá khứ. Tuy nhiên, lý do chính là việc ăn đất sét giúp tinh tinh tăng cường chất khoáng trong chế độ ăn, đồng thời giải độc và tiêu hóa thức ăn.

Phân tích chi tiết chỉ ra đất sét và đất gò mối rất giàu chất khoáng như natri, canxi, sắt, magiê, kali, đặc biệt có hàm lượng nhôm cao. Đây là đặc trưng của loại đất sét cao lanh mà một số động vật, bao gồm con người, vẫn ăn để hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giải độc.

Thức ăn của tinh tinh, chủ yếu là hoa quả và lá cây, chứa rất nhiều chất chát. Các nhà nghiên cứu tin rằng đất sét cung cấp một phương pháp hiệu quả để trung hòa chất chát tích tụ trong cơ thể tinh tinh.

Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video