Tòa nhà chọc trời đầu tiên trên thế giới được "tái chế"

AMP Centre từng là tòa nhà cao nhất Sydney (Australia) và nay chủ sỡ hữu muốn thay công trình được xây từ thập niên 70 của thế kỷ trước này bằng thiết kế mới lớn hơn, tốt hơn và hiệu quả hơn về năng lượng.

Tuy nhiên, việc phá dỡ các tòa nhà cao tầng thường gây tác động lớn đến môi trường, từ chất thải xây dựng đến khí CO2 do máy móc hạng nặng thải ra. Vì vậy, vào năm 2014, công ty đầu tư AMP Capital (Australia) đã phát động một cuộc thi kiến trúc với yêu cầu chưa từng có tiền lệ: Xây dựng một tòa nhà chọc trời mới mà không phá hủy tòa nhà cũ.


Kiến trúc bên ngoài của Tháp Quay Quarter. (Ảnh: CNN)

Được mệnh danh là tòa nhà cao tầng đầu tiên trên thế giới được “tái chế”, công trình mới trên khung của AMP Centre đã được khánh thành vào đầu năm nay với tên Tháp Quay Quarter. Vào ngày 2/12, Tháp Quay Quarter được vinh danh World Building of the Year 2022 (công trình của năm).

Tháp Quay Quarter cao 206m, gồm 49 tầng được cơi nới rộng rãi và giữ lại hơn 2/3 cấu trúc cũ, bao gồm dầm và cột, cũng như 95% lõi của tòa nhà ban đầu.

Công ty kiến trúc Đan Mạch 3XN là đơn vị thiết kế Tháp Quay Quarter. Ông Fred Holt tại 3XN chia sẻ: “Xét về khả năng tồn tại thì tòa tháp sắp hết tuổi thọ nhưng cấu trúc và khung của công trình thực sự có thể tồn tại lâu hơn rất nhiều”.

Sau khi loại bỏ những phần không thể cứu vãn của tòa nhà cũ, công nhân xây dựng đã tạo lên một cấu trúc mới bên cạnh nó và sau đó họ “ghép” vào những gì còn lại. Một mặt ngoài bằng kính được bọc xung quanh cả hai để tạo ra tòa nhà chọc trời duy nhất.

Công nhân cũng để lại một khoảng trống 4 mét giữa các cấu trúc mới và cũ cho đến giai đoạn thi công cuối cùng, điều này giúp bê tông mới có thời gian ổn định trước khi tiến hành “ghép”.

Thiết kế mới đã tăng gấp đôi diện tích sàn có sẵn của tòa nhà và do đó tăng số lượng người mà tòa nhà có thể chứa, từ 4.500 lên 9.000.


Cấu trúc bên trong Tháp Quay Quarter. (Ảnh: CNN)

Các kiến trúc sư tin rằng phương pháp của họ đã tiết kiệm được 12.000 tấn CO2 so với việc phá AMP Centre và bắt đầu lại từ đầu, đủ để cung cấp năng lượng cho tòa nhà trong hơn ba năm. Bên cạnh đó là giảm các vật liệu nhiều carbon như bê tông, kế hoạch này cũng tiết kiệm tới một năm thời gian xây dựng.

Ông Holt trích lời cựu Chủ tịch Viện Kiến trúc Mỹ Carl Elefante: “Tòa nhà xanh nhất là tòa nhà đã tồn tại”.

Giám đốc sáng tạo của 3XN Kim Herforth Nielsen nhận xét nhìn từ bên ngoài, không còn dấu vết rõ ràng nào của AMP Centre những năm 1970. Bên trong tòa nhà cũng vậy, hai phần cũ và mới của Tháp Quay Quarter đã được “pha trộn” liền mạch.

Ông Nielsen bổ sung: “Khi ở trong đó, bạn không còn băn khoăn về cấu trúc cũ ở đâu và cấu trúc mới ở đâu. Điều đó rất quan trọng”.

Cập nhật: 13/12/2022 Báo Tin Tức
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video