Tôi sẵn sàng nhận SVVN nếu họ đáp ứng được yêu cầu

Bên lề hội nghị “Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ 6 đang diễn ra tại Hà Nội, Giáo sư Klaus von Klitzing, người đoạt giải Nobel Vật lý năm 1985, đã dành một cuộc trao đổi nhanh về những suy nghĩ của một nhà khoa học lớn về đất nước và con người Việt Nam, trong lần đầu tiên đến đất nước này…

* Phóng viên: Điều gì ở Việt Nam đã để lại ấn tượng cho ông nhất?

- GS Klaus von Klitzing: T

Giáo sư Klaus von Klitzing đang trao đổi với một nhà khoa học trẻ Việt Nam tại hội nghị “Gặp gỡ Việt Nam” lần 6.  (Ảnh: TTO)

ôi đã làm việc với nhiều nhà khoa học Việt Nam, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được đến Việt Nam và đến để tham dự một hội nghị quốc tế về vật lý nano đầu tiên được tổ chức ở đây, chứ không phải là đi du lịch.

Điều tôi ấn tượng nhất ở đây là có khá nhiều người biết nói tiếng Đức, không chỉ các nhà khoa học mà còn nhiều người khác nữa. Tôi thấy người Việt Nam rất tốt bụng và năng động. Theo những gì tôi được biết, thì đất nước các bạn đang trên đà phát triển rất tốt và tôi hy vọng Việt Nam sẽ còn phát triển nhiều hơn nữa!

* Với những gì đã biết và tiếp xúc, Giáo sư đánh giá như thế nào về nền KH-CN Việt Nam nói chung và ngành vật lý nanno nói riêng?

- Thực sự là tôi chưa có điều kiện để tìm hiểu cụ thể về nền KH-CN Việt Nam. Với ngành Vật lý nano, đây là một ngành khoa học mới, có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Tại hội thảo này, tôi thấy rất nhiều nhà khoa học Việt Nam, nhất là các nhà khoa học trẻ quan tâm đến lĩnh vực này. Bởi vậy, tôi tin là ngành vật lý nano trong tương lai sẽ phát triển mạnh ở Việt Nam.

* Giáo sư có nhận xét gì về những nhà khoa học trẻ Việt Nam tại hội nghị này?

- Qua tiếp xúc, trao đổi các nhà khoa học trẻ Việt Nam, tôi thấy nhiều người trong số đó rất có năng lực. Tôi hy vọng là thời gian tới sẽ được tiếp xúc nhiều hơn nữa và qua đó sẽ tìm được những người thực sự giỏi để làm cộng sự. Nếu có điều kiện, tôi rất muốn đến thăm một số trường đại học và cơ sở nghiên cứu khoa học ở Việt Nam.

Theo tôi được biết, ở Việt Nam không có những trung tâm, phòng thí nghiệm thật sự tốt và đủ điều kiện cho các nhà khoa học làm việc. Đây là sự hạn chế của việc nghiên cứu khoa học cơ bản cũng như khoa học ứng dụng. Vì vậy, theo tôi, muốn có một nền KH-CN phát triển, thì Việt Nam nên chú trọng đầu tư nhiều hơn nữa cho các trung tâm, phòng nghiên cứu với những điều kiện được đảm bảo tốt nhất, đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Khi đó, các nhà khoa học trẻ Việt Nam sẽ có điều kiện để nghiên cứu và phát huy hết những khả năng của mình ngay chính ở đất nước mình.

* Giáo sư có ý định sẽ nhận học trò là sinh viên Việt Nam không?

- Phòng thí nghiệm của tôi gồm các nhà khoa học đến từ 60 quốc gia khác nhau trên thế giới cùng làm việc. Yêu cầu của chúng tôi, ngoài ngoại ngữ để giao tiếp, thì phải có một kiến thức chuyên ngành rất tốt để làm việc, nhất là làm việc độc lập.

Nếu sinh viên Việt Nam đáp ứng được những yêu cầu đó, thì chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận đến làm việc và nghiên cứu. Không chỉ phòng thí nghiệm của chúng tôi, mà khi đó, các bạn sinh viên Việt Nam có thể đến làm việc bất cứ một trung tâm, phòng thí nghiệm nào trên thế giới.

* Ông có nghĩ sau hội nghị này, mình sẽ sớm quay lại thăm và làm việc ở Việt Nam?

- Điều đó tôi không chắn chắn. Vì hiện nay tôi có rất nhiều việc phải làm, nhất là trong năm 2008 tới. Tuy nhiên, nếu có điều kiện và thu xếp được công việc, tôi sẽ quay lại nơi này. Theo tôi, Hà Nội là một thành phố rất đẹp và thân thiện.

* Xin cảm ơn ông.

Theo Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video