Top 3 loại gạo có thể khiến gan, thận tổn thương, "dẫn lối" ung thư

Gạo là loại lương thực thiết yếu, có thể đem đến 1 số lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, 3 loại gạo kém chất lượng dưới đây có thể gây hại cho sức khoẻ nếu chúng ta vô tình ăn phải.

Gạo là một trong những thực phẩm thiết yếu hàng ngày đối với người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng. Gạo khi nấu chín thành cơm giúp bổ sung năng lượng và một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, một số loại gạo có thể gây tổn thương gan, thận, tăng nguy cơ mắc ung thư.

1. Gạo mốc

Gạo mốc là loại gạo đã bị hư hỏng, thường là do bảo quản lâu ngày trong môi trường ẩm ướt. Gạo bảo quản trong môi trường ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm Aspergillus flavus phát triển. Loại nấm này không thể loại bỏ hoàn toàn bằng cách rửa nước hay nấu sôi ở nhiệt độ 100 độ C.

Nấm Aspergillus flavus tạo ra một loại độc tố có tên là aflatoxin. Sử dụng gạo bị mốc có thể khiến cơ thể nhiễm độc tố này, gây ngộ độc cấp tính. Khi bị ngộ độc aflatoxin, người bệnh sẽ có các dấu hiệu như buồn nôn, vàng da, xuất huyết tiêu hóa, đau bụng.

Ngoài ra, thường xuyên ăn gạo bị mốc lâu ngày có thể gây hại cho gan, làm tăng nguy cơ mắc xơ gan, ung thư gan hoặc ung thư dạ dày.


Sử dụng gạo bị mốc có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. (Ảnh minh họa).

2. Gạo chứa hàm lượng cadmium quá cao

Cadmium là một nguyên tố kim loại nặng có thể gây hại cho thận và hệ thần kinh của con người. Cadmium có ở trong đất và nước ở một số khu vực nhất định. Lúa, cây trồng và các loại sinh vật thủy sinh có thể bị nhiễm cadmium nếu chúng được trồng hoặc sinh sống trong khu vực đất và nước bị ô nhiễm.

Tiêu thụ gạo chứa hàm lượng cadmium cao sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Ăn uống thực phẩm chứa lượng cadmium cao có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa dẫn đến buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy.

Việc sử dụng gạo nhiễm cadmium có thể gây ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của thận, tổn thương thận do cadimi tích tụ chủ yếu ở cơ quan này.

Nhiễm độc cadmium còn gây ra rối loạn chuyển hóa canxi, kéo theo các bệnh lý về xương như đau nhức xương, loãng xương, biến dạng xương, phá hủy mô xương.

3. Gạo cũ để lâu ngày

Gạo chứa chất béo, đạm và tinh bột, các dưỡng chất này đều bị ảnh hưởng bởi thời gian bảo quản. Gạo cũ để lâu ngày và không được bảo quản đúng cách sẽ làm giảm chất dinh dưỡng có trong gạo. Gạo cũ sau khi nấu thành cơm sẽ không có mùi vị thơm, ngon, không giữ được độ dẻo như gạo mới thu hoạch.

Để phân biệt gạo cũ và gạo mới thu hoạch, mọi người có thể căn cứ vào màu sắc và mùi hương. Gạo mới thường có màu trắng và gạo để lâu ngày sẽ có màu vàng đục hoặc màu ngà.


Gạo cũ để lâu ngày thường bị giảm giá trị dinh dưỡng. (Ảnh minh họa).

Lưu ý cần nhớ khi mua gạo

Để chọn được loại gạo thơm ngon, đảm bảo an toàn cho sức khỏe, mọi người cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Quan sát hình dáng, màu sắc của hạt gạo: Gạo chất lượng cao thường có hạt mẩy, kích thước đồng đều, không bị lẫn tạp chất. Hạt gạo có màu trắng tự nhiên, không bị ngả vàng hoặc xanh. Khi mua gạo, mọi người có thể cho một vài hạt gạo vào miệng và nhai, nếu thấy gạo có vị ngọt nhẹ, thơm thì chứng tỏ đó là gạo ngon và chất lượng.
  • Chọn cơ sở sản xuất gạo uy tín: Để đảm bảo an toàn, mọi người có thể mua gạo của những thương hiệu sản xuất uy tín đã được kiểm định chất lượng, độ an toàn cho sức khỏe.
  • Kiểm tra bao bì: Khi mua gạo, mọi người cần kiểm tra xem bao bì có được đóng gói chặt chẽ hay không; các thông tin về nguồn gốc xuất xứ, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thông tin nhà sản xuất… có được ghi rõ trên bao bì hay không. Nếu bao bì bị hư hỏng hoặc nhãn mác không rõ ràng thì mọi người tuyệt đối không nên mua.

Bảo quản thóc quy mô hộ gia đình

Bí mật ẩn giấu của "hạt ngọc trời" không phải ai cũng biết

Nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường của người Việt

Cập nhật: 15/05/2024 ĐSPL
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video