Top 4 kiểu ăn canh gây hại cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ ung thư nhưng nhiều người làm

Canh là món quen thuộc, thậm chí không thể thiếu trên mâm cơm của nhiều gia đình. Tuy nhiên, ăn canh sao cho đúng, cho tốt thì rất ít người quan tâm.

Món canh rất đa dạng nguyên liệu, sự kết hợp thực phẩm trong quá trình chế biến. Ở nhiều nơi, canh còn được dùng chung để chỉ các món có nước, dù là nấu loãng với rau hay nấu đặc dạng như súp cùng thịt.

Với rất rất nhiều người, thiếu canh thì bữa cơm sẽ trở nên thiếu trọn vẹn, giảm độ ngon. Bởi vì với nhiều người, bát canh không chỉ cung cấp nước, giúp dễ nhai nuốt và tiêu hóa hơn mà còn là món tẩm bổ với nhiều dưỡng chất. Mùa hè có thể ăn canh giải nhiệt, mùa đông dùng canh nóng để làm ấm cơ thể.

Nhưng ăn canh cũng cần đúng cách mới có thể vừa ngon, vừa tròn dinh dưỡng lại tốt cho sức khỏe. Hoặc ít nhất, cũng đừng phạm phải 4 sai lầm khi ăn canh gây hại cho sức khỏe, tăng nguy cơ mắc ung thư sau đây nhé:

1. Ăn quá vội hoặc ăn quá nhiều canh

Nhịp sống hối hả khiến khiến nhiều người có thói quen ăn nhanh, nuốt vội. Tuy nhiên, đây là một thói quen xấu. Ăn cơm càng dài, càng tận hưởng được mùi vị thơm ngon của món ăn. Ăn canh cũng vậy, khi bạn ăn từ từ, cơ thể có đủ thời gian để tiêu hóa và hấp thụ. Khi cơ thể cảm thấy no tức là đã đến mức vừa phải.

Ngược lại, nếu ăn quá nhanh trong khi canh nhiều nước nên dễ ăn, hoặc nhiều dưỡng chất nếu được ninh hầm với thịt cá nên sẽ dẫn tới ăn quá nhiều. Đến khi bạn cảm thấy no là bạn đã nạp vào cơ thể một lượng canh quá mức cần thiết, làm nặng bụng rất khó chịu và ảnh hưởng đến cân nặng của bạn. Lâu ngày dễ gây béo phì và tăng nguy cơ mắc bệnh tật.

Khi ăn canh quá nhanh còn tiềm ẩn nguy cơ sặc, hóc do xương hoặc thịt, rau củ có trong canh. Nên nếu muốn cảm nhận vị canh tốt nhất, tránh những rủi ro không đáng có thì hãy ăn canh một cách chậm rãi, nên múc bằng thìa và quan sát kỹ trước khi đưa vào miệng.

Bên cạnh đó, nếu canh là những món nhiều muối, nhiều calo, nhiều purin thì không nên uống quá nhiều trong một bữa kẻo gây béo phì, nguy hiểm cho sức khỏe. Chỉ nên uống khoảng 2 - 4 bát canh là tối đa cho mỗi bữa ăn, uống nhiều canh thì cũng nên giảm khẩu phần cơm và các món khác.

2. Ăn canh quá nóng

Nhiều người có thói quen ăn canh lúc vừa nấu xong, tức là còn rất nóng, đặc biệt là vào mùa đông. Tuy nhiên, thói quen này lại gây hại rất lớn tới thực quản và dạ dày và còn có nguy cơ bỏng miệng.


Ăn canh quá nóng, đặc đặc biệt là trên 60 độ C làm làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. (Ảnh minh họa).

Lý do là vì thực quản của chúng ta chỉ có thể chịu đựng được độ nóng khoảng 50 - 60 độ là tối đa. Khi chạm đến mức này, thực quản và dạ dày đều đã cảm thấy khó chịu, còn nếu vượt qua ngưỡng này sẽ dẫn tới bỏng rát, tổn thương. Nếu tổn thương lặp lại nhiều lần, không kịp hồi phục còn có thể gây viêm nhiễm và ung thư.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nếu tiêu thụ thực phẩm quá nóng trên 60 độ C thì sẽ có nguy cơ mắc ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư vòm họng và cả ung thư miệng. Vì vậy tốt nhất là nấu canh xong để nguội bớt hãy ăn cho an toàn nhé!

3. Ăn cơm chan canh

Chắc chắn nhiều người sẽ bất ngờ khi biết biết rằng ăn cơm chan canh cũng gây hại cho sức khỏe. Nhưng các chuyên gia cho rằng đây là thói quen xấu, gây hại cho dạ dày, dễ gây tăng cân, hóc, khó tiêu hóa.

Bởi vì khi nhai thức ăn, enzyme trong nước bọt tiết ra sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn rất có lợi cho sức khỏe. Vừa ăn cơm vừa chan canh khiến cơm bị mất đi chất protein, làm giảm giá trị dinh dưỡng của cơm.

Nếu chan canh vào cơm sẽ khiến thức ăn bị đẩy xuống dạ dày quá nhanh. Khi mà thức ăn không được nghiền kỹ sẽ khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn để xử lý, từ đó gây hại dạ dày. Ngoài ra, ăn cơm chan canh còn làm loãng dịch tiêu hóa khiến dinh dưỡng có trong thực phẩm được cơ thể hấp thụ ít hơn.

Ăn cơm chan canh lâu ngày cũng làm cho hệ tiêu hóa, cũng như hoạt động của thành ruột, dạ dày trở nên lười biếng, ít tiết dịch để co bóp hơn. Từ đó gây ra các bệnh liên quan đến hệ thống tiêu hóa như đau dạ dày, tá tràng, rối loạn tiêu hóa…

Cơm chan canh cũng làm tăng nguy cơ hóc hoặc nuốt phải dị vật khi ăn do ăn nhanh hoặc khó phát hiện các mảnh xương, đồ ăn cứng. Cứ như vậy chúng đi xuống thực quản, dạ dày dễ gây tổn thương, viêm loét và còn làm khó tiêu hóa. Ngoài ra, ăn cơm chan canh cũng làm tăng nguy cơ tăng cân, béo phì hơn do dễ tăng lượng thức ăn nạp vào.

4. Nhiều người ăn chung một bát canh

Một trong những lý do canh trở thành món không thể thiếu trong bữa cơm gia đình đó là sự gắn kết của mọi người khi ăn canh. Bởi vì nhiều người, nhiều gia đình thường có thói quen múc một bát canh lớn, sau đó cùng nhau dùng thìa hoặc đũa của mỗi người để ăn trong suốt bữa cơm.

Tuy nhiên, hành vi này có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm một số bệnh tật, phổ biến nhất là vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Đây là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày, tá tràng. Bình thường sẽ không gây hại nhưng nếu ai đã từng bị đau dạ dày mà nhiễm them vi khuẩn này sẽ khiến tình trạng nặng thêm, lâu ngày có thể thành ung thư dạ dày. Trong khi vi khuẩn này lây qua đường nước bọt vì thế nếu ăn chung bát đũa như chấm chung nước mắm, ăn chung bát canh hoàn toàn có thể khiến cả gia đình nhiễm vi khuẩn.

Vì vậy mỗi người nên ăn canh riêng, tốt nhất là dùng riêng một chiếc muôi để múc canh, sau đó múc vào bát của mình rồi mới ăn. Tương tự, cũng không nên dùng chung đũa thìa hay gắp thức ăn cho nhau để hạn chế nguy cơ bệnh tật.

Các chuyên gia cũng khuyến khuyến nghị rằng hãy uống canh trước rồi mới ăn cơm, hoặc ăn xong mới dùng canh. Cũng đừng chỉ ăn cái mà bỏ nước canh nhé, vì như vậy sẽ rất phí các chất dinh dưỡng. Đặc biệt là với các món canh được ninh hầm trong thời gian dài.

Cập nhật: 18/07/2023 PNVN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video