Top 7 loài lợn rừng "mạnh mẽ" nhất trong tự nhiên!

Lợn rừng là loài động vật hoang dã được tìm thấy trên khắp thế giới. Chúng có thể rất hung dữ và nguy hiểm, đặc biệt là khi bị thương hoặc cảm thấy bị đe dọa.

7. Lợn hươu - Lợn rừng Babirusa (Babyrousa babyrussa)

Trong số rất nhiều quần thể lợn rừng trên thế giới, lợn hươu có thể được coi là loài có cuộc sống thoải mái nhất bởi môi trường sống của chúng nằm trên các hòn đảo nhỏ như Sulawesi ở Indonesia - nơi không có hổ Sumatra hay hổ Bengal cũng như các mối đe dọa từ báo hoa mai.

Trong môi trường thoải mái, lợn hươu dần mất đi ham muốn chiến đấu và sử dụng phần lớn sự hoang dã của mình để tranh giành quyền giao phối. Các nhà động vật học tin rằng những chiếc ngà cong vào trong trên trán của chúng là dấu hiệu cho thấy sự quyến rũ nam tính của chúng. Mặc dù những chiếc ngà này rất có khả năng xuyên qua da đầu của chúng trong quá trình trưởng thành, nhưng so với việc có được quyền giao phối thì sự đau đớn này hoàn toàn đáng giá.

6. Lợn bướu (Phacochoerus africanus)

Lợn bướu phân bố rộng rãi ở các khu vực nhiệt đới phía nam sa mạc Sahara ở châu Phi. Báo hoa mai và sư tử là mối đe dọa lớn nhất đối với sự sinh tồn của chúng. Tuy nhiên, đôi khi chúng cũng bị báo gêpa và linh cẩu tấn công, và chính những điều này đã thúc đẩy chúng phát triển các kỹ năng sinh tồn mạnh mẽ. Ví dụ, chúng là một trong số ít động vật trên thế giới có thể tồn tại trong môi trường có rất ít nước và nhiệt độ cực cao. Để tồn tại ở vùng đồng cỏ châu Phi nguy hiểm, chúng ăn hầu hết mọi thứ, thậm chí cả xác thối.Lợn bướu có đầu và miệng rất lớn,

những chiếc ngà ở hai bên miệng của chúng được dùng để đào hang nhằm trốn tránh kẻ săn mồi và tranh giành bạn tình. Tuy nhiên, trọng lượng dưới 100kg của chúng vẫn khiến chúng bất lực trước những kẻ săn mồi lớn.

5. Lợn lông đỏ

Lợn lông đỏi được tìm thấy trong các khu rừng ở Guinea và Congo ở Tây Phi, hiếm khi đi xa khỏi rừng nhiệt đới và đầm lầy, và thường phá hoại các loại cây trồng địa phương như sắn và khoai mỡ.

Trọng lượng tối đa của một con lợn lông đỏ trưởng thành có thể đạt tới 115 kg - chúng có thể là một trong những loài lợn nhỏ nhưng rất hung dữ. Những con đực chống lại đối thủ bằng cách húc đầu, thọc mõm và dùng đuôi quất vào nhau, đồng thời sẽ sẵn sàng bảo vệ gia đình của mình khỏi báo hoa mai, linh cẩu đốm và trăn. Các phần nhô ra trên khuôn mặt bằng xương, giúp lợn đực tránh bị thương ở gân mặt khi tranh giành bạn tình, nhưng nếu gặp báo hoa mai, chúng sẽ không có khả năng tự vệ.

4. Lợn đeo mặt nạ - Lợn lông rậm (Potamochoerus larvatus)

Lợn đeo mặt nạ là loài lợn rừng được tìm thấy ở các vùng đầm lầy trong rừng ở Đông và Nam Phi. Trọng lượng tối đa của chúng có thể đạt tới 120 kg. Mặc dù ngà của chúng không được lộ ra rõ ràng lắm so với các loài lợn rừng khác nhưng kích thước lớn của chúng mang lại cho loài lợn này sự tự tin và chúng có thể trở nên rất hung dữ.

Lợn đeo mặt nạ là loài phá hoại nông nghiệp lớn nhất ở Nam Phi nên thường được người châu Phi săn lùng. Tuy nhiên, so với lợn nhà, thịt của nó quá nạc và có mùi vị rất tệ nên người ta thường săn chúng không phải để lấy thịt.

3. Lợn râu Borneo

Lợn râu là một loại lợn rừng sống trong các khu rừng mưa nhiệt đới ở Sumatra, Borneo, Bán đảo Mã Lai và Quần đảo Sulu. Mặc dù có vẻ ngoài khá kỳ dị, nhưng trọng lượng tối đa của chúng có thể lên tới 150 kg.

Dưới sự đe dọa của hổ Sumatra, báo hoa mai và người dân bản địa địa phương, lợn râu cũng đã phát triển các kỹ năng sinh tồn độc đáo. Ví dụ, chúng thích sống theo nhóm như một đơn vị gia đình, kiếm ăn vào đêm khuya và sáng sớm và có thể đi theo khỉ và nhặt những trái cây rừng rơi rụng. Đôi khi chúng sẽ tụ tập là lập đàn với các gia đình khác để tạo thành một đàn lớn hàng chục, thậm chí hàng trăm con.

2. Lợn rừng lớn (Giant forest hog)

Lợn rừng lớn, được tìm thấy ở Tây và Trung Phi, là một trong những loài lợn rừng lớn nhất thế giới, với trọng lượng trưởng thành thường dao động từ 100 đến 275 kg. Không giống như hầu hết các loài lợn khác, lợn rừng lớn không đào đất để tìm và ăn rễ cây, thay vào đó chúng ăn trái cây dại và hoa màu thấp trên mặt đất cũng như xác thối.

Do nhận thức về lãnh thổ mạnh mẽ, những con lợn rừng lớn đực rất hung dữ và có sức tấn công mạnh mẽ. Chúng sẽ chiến đấu với những con lợn rừng lớn từ các nhóm khác nhau cho đến khi chúng bị đuổi đi. Chúng thường đánh kẻ thù bằng trán và dùng ngà dài tới 30 cm đâm vào đối thủ, khiến chúng bị gãy xương hoặc thậm chí tử vong, trong khi những mụn cóc lớn trên mặt có thể bảo vệ chúng khỏi bị tổn hại quá nhiều.

1. Lợn rừng Á-Âu

Lợn rừng Á-Âu còn được gọi là lợn rừng, là loại lợn rừng thường thấy ở Trung Quốc, trọng lượng trung bình của chúng là từ 90-200 kg, nhưng cũng có những cá thể nặng hơn 200 kg ở một số khu vực, thậm chí cả ở phía đông bắc Trung Quốc và vùng Viễn Đông của Nga cũng đã từng phát hiện nhưng cá thể nặng trên 400 kg.

Lợn rừng Á-Âu rất hung dữ và khi bị đe dọa, thay vì bỏ chạy, chúng sẽ lao nhanh đến và tấn công kẻ thù bằng ngà và trán. Những con lợn nái dù không có ngà những cũng lao đến để dùng hàm răng cắn vào kẻ thù, điều này có thể gây thương tích nặng hoặc thậm chí tử vong.

Đối với con người, mối đe dọa lớn nhất đối với loại lợn này là khả năng sinh sản cao và thiếu thiên địch trong tự nhiên. Do đó, số lượng lợn rừng tiếp tục gia tăng, thậm chí tại một số khu vực của châu Âu, chúng đã rời bỏ rừng núi và đột nhập vào các thị trấn, gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của người dân.

Cập nhật: 14/06/2024 ĐSPL
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video