Trái đất bị bóp méo vì trọng lực thay đổi?

Việc băng tan chảy nhanh tại Bắc cực đã gây ra một hiệu ứng “bóp méo” lên lực hấp dẫn của Trái đất, NASA tuyên bố.

Những số liệu về nhiệt độ toàn cầu trải dài suốt 160 năm qua đã cho thấy, Bắc cực đang ấm lên nhanh chóng. Việc băng tan chảy nhanh đã gây ra một hiệu ứng “bóp méo” lên lực hấp dẫn của Trái đất và điều này được thể hiện rất rõ từ vệ tinh GRACE chuyên đo trọng lực của NASA.


Dữ liệu do vệ tinh sinh đôi Grace cung cấp cho phép NASA
giả lập bản đồ 3D về lực hấp dẫn thay đổi của Trái đất.

NASA cho biết, vệ tinh sinh đôi Grace có thể đo được chính xác mức độ tan chảy của các sông băng ở Greenland với độ chính xác cao. Từ không gian, hai vệ tinh này sẽ ghi nhận những thay đổi trên lộ trình bay của mình, từ đó phát hiện ra những thay đổi cực nhỏ của lực hấp dẫn do việc băng tan chảy sẽ khiến khối lượng Trái đất giảm nhẹ.

Cụ thể, đảo băng Greenland đã phải đối mặt với tình trạng “nhẹ” đi 240 gigaton trong thời gian từ 2002-2011. Hiện tượng này đã khiến mực nước biển cao thêm tương ứng 0,7mm mỗi năm.

“Khi khối lượng của thềm băng Greenland thay đổi thì lực hấp dẫn tại đó cũng vậy”, Tiến sĩ Frank Flechtner của Trung tâm nghiên cứu Khoa học Trái đất Đức GFZ giải thích. “Nghiên cứu mới đã kết hợp cơ sở dữ liệu nhiệt độ mặt đất và đại dương mới nhất, tổng hợp nhất trong vòng 160 năm qua”.

Trên cơ sở này, con người có thể vẽ nên bức tranh rõ ràng hơn về sự biến đổi khí hậu của Trái đất trong suốt quãng thời gian đó.

Theo Vietnamnet, Physorg
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video