Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất một lần trong 1000 năm.

Các nhà thiên văn học Mỹ dự đoán rằng 1 tiểu hành tinh to cỡ 400 m sẽ xoá sổ bề mặt trái đất vào một ngày nào đó trong tương lai. Ngày 13/4/2029, một khối thiên thể mà hiện giờ các nhà thiên văn học gọi là Apophis sẽ lướt qua Trái đất ở khoảng cách khoảng 1/10 khoảng cách giữa trái đất và Mặt trăng. Mới đây, các chuyên gia ở ĐH Michigan báo cáo rằng thời gian cuối cùng mà một tiểu hành tinh tiến sát gần bề mặt trái đất ở khoảng cách như thế xảy ra cách đây 1.300 năm.

Tiểu hành tinh 2004MN4, hiện thời được gọi là Apophis nằm ở vị trí gần trái đất nhất (cách trung tâm trái đất 30.000 km) và mới đây được ghi trong bảng liệt kê với con số 99942. Tên gọi này được đặt cho tiểu hành tinh này vào ngày 19/7/2005. Ngoài ra 1 số pharaon thuộc các triều đại thế kỷ 15 - 16 được đặt tên là Apophis. Ngày nay, 99942 Apophis là tiểu hành tinh duy nhất mang số và tên gọi riêng.

Vừa qua, các nhà thiên văn học đã quan sát từ nhiều đài quan sát trên trái đất để xác định quỹ đạo của tiểu hành tinh và các điều kiện khiến nó tiến gần đến bề mặt trái đất. Dữ liệu thu thập được cho phép các nhà thiên văn học dự đoán tiểu hành tinh sẽ va chạm trái đất vào năm 2029.

Năm ngoái, các nhà nghiên cứu đã có kết luận rằng tiểu hành tinh là một trong số khoảng 600 thiên thể hiện có thể gay nguy hiểm cho trái đất. Theo dữ liệu tạm thời, Apophis có thể 1 lần nữa tiến sát đến bề mặt trái đất vào các năm 2035, 2036 và 2037. Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu ấn định tác động của sức hút trái đất đến các tiểu hành tinh lớn.

Các nhà nghiên cứu tin rằng lực hấp dẫn của trái đất và sức hút bên trong và trên bề mặt của tiểu hành tinh có thể tự huỷ khỏi thiên thể. Quan sát nó qua các kính thiên văn và các thiết bị khác cho phép các nhà khoa học nghiên cứu cấu trúc bên trong của tiểu hành tinh và có được mọi thông tin cần thiết trong trường hợp nó sẽ đe doạ va chạm vào trái đất.

Có các khu vực đường kính khoảng 600 mét vuông có sức hút đối với các tiểu hành tinh do sự phân bố lực trọng trường trong hệ mặt trời; khi đi ngang qua các khu vực này, các tiểu hành tinh có thể thay đổi quỹ đạo chút ít. Với quỹ đạo bay của Apophis bên trên trái đất năm 2029, phạm vi chệch hướng là vài ngàn km trong mỗi hướng. Các nhà thiên văn học ghi nhận rằng có 3 lỗ khoá bên trong hành lang này sẽ thay đổi quỹ đạo tiểu hành tinh và thậm chí gây nên 1 vụ va chạm dự đoán sẽ xảy ra vào năm 2036.

Tiểu hành tinh quá nhỏ bé nên khó có khả năng huỷ diệt cuộc sống trên trái đất. tuy nhiên sự va chạm của nó với một phần nào đó của trái đất có thể gây nên sự huỷ diệt trầm trọng tại nơi đó. Các chuyên gia Mỹ đánh giá rằng một vụ va chạm như thế có thể gây thiệt hại đến 400 tỷ USD, và vô số tai hoạ khác. Apophis có thể nhìn thấy được trên các vùng lãnh thổ châu Âu, châu Phi và Tây Á vào đêm của năm 2029.

Các chuyên gia NASA đang chuẩn bị chế tạo một tên lửa hạt nhân để phá huỷ hoặc làm thay đổi đáng kể quỹ đạo của tiểu hành tinh. Người ta cho rằng nếu một sự can thiệp như thế được phóng đến Apophis trước năm 2029 thì đủ để làm thay đổi quỹ đạo tiểu hành tinh khoảng 800 m để ngăn ngừa vụ va chạm với trái đất vào năm 2036. Nếu muốn, quỹ đạo Apophis phải được thay đổi đến 13.000 km, mà đây quả là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn với các công nghệ hiện đại.

Cập nhật: 29/10/2024 Theo VTV/Khoa học và Đời sống
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video