Trái đất sẽ diệt vong như thế nào?

Nhắc đến cụm từ “ngày tận thế” sẽ làm bạn liên tưởng đến những điều chỉ xảy ra trong phim.Tuy nhiên, có một số nguy cơ tiềm ẩn do thiên nhiên hoặc con người tạo ra đang chực chờ quét sạch mọi thứ trên trái đất chỉ trong nháy mắt…

Trái đất của chúng ta sẽ kết thúc như thế nào?

Một đợt phun trào núi lửa dữ dội

Cứ khoảng 50.000 năm là các núi lửa khổng lồ lại phun trào một lần, và những đợt phun trào mới đây của các núi lửa trước giờ vẫn được xem là “hiền lành” ở quốc gia Tonga và khu vực Alaska đã nhắc nhở chúng ta về nguy cơ sẽ có thêm nhiều vụ bùng nổ nguy hiểm đến đời sống của các sinh vật trên trái đất. Nếu một siêu núi lửa phun trào, nó có thể đưa chúng ta vào một kỷ băng hà mới có thể kéo dài đến 1.000 năm và làm biến mất khoảng từ 60-70% sinh vật trên trái đất.

Thảm họa hạt nhân

Nhiều quốc gia đã và đang phải đối mặt với nguy cơ ngày càng cao của các vụ tấn công bằng vũ khí hạt nhân, bom hóa học và sinh học. Sự phổ biến rộng rãi các kiến thức chuyên môn qua mạng internet cùng với các nguồn tin cho hay Al Queda đang chiêu mộ các nhà khoa học hạt nhân cũng đồng nghĩa với nguy cơ các nước (nhất là phương Tây) phải đối mặt với một thảm họa hạt nhân không không sớm thì muộn. Tình hình càng tồi tệ hơn khi đã có khoảng 1.300 tài liệu và báo cáo về các chương trình hạt nhân được lén lút đưa ra khỏi Liên bang Xô Viết kể từ năm 1993.

Số phận chúng ta phụ thuộc vào loài ong!

Ong thụ phấn và giúp duy trì nòi giống cho hầu hết các loại thực vật mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày. Tin buồn là số lượng của chúng ngày càng giảm một cách đáng báo động. Một số nhà nghiên cứu cho rằng đó là do một loại bọ ký sinh làm suy yếu hệ miễn dịch của loài ong. Một số khác thì đổ lỗi cho các loại thuốc trừ sâu và do khí hậu ẩm ướt kéo dài.

Mặc cho lý do là gì đi nữa, nếu dân số của các loài ong tiếp tục giảm thì loài người sẽ thật sự gặp rắc rối lớn bởi thiếu nguồn lương thực và thực phẩm tươi. Thiên tài Albert Einstein đã từng nói rằng nếu loài ong tuyệt diệt thì chỉ ba năm sau đó thôi con người cũng không còn.

Tuyệt chủng hàng loạt

Các nhà khoa học Mỹ đã khám phá ra rằng cứ 62 triệu năm lại xảy ra một thảm họa tuyệt chủng hàng loạt, và quy luật này đã lặp đi lặp lại trong vòng 500 triệu năm qua. Đợt tuyệt chủng hàng loạt mới nhất cách đây đã 65 triệu năm, điều này có nghĩa là chúng ta đã được “gia hạn” 3 triệu năm, và thời gian gia hạn có thể kết thúc bất cứ lúc nào!

Thảm họa đến từ sao Thủy

Vào năm 2008, ba nhà khoa học đã phát hiện ra rằng hệ mặt trời không hề ổn định như chúng ta tưởng. Mọi rắc rối đều do lực từ trường của sao Mộc. Lực này có thể kéo sao Thủy ra khỏi quỹ đạo và ném nó vào trái đất. Nếu điều này xảy ra, chắc chắn sự sống trên trái đất sẽ bị xóa sổ, ngay cả những vi sinh vật nhỏ nhất cũng khó lòng sống sót.

Để dễ hình dung, hãy nhớ rằng thiên thể đã làm tuyệt diệt loài khủng long có đường kính chỉ khoảng 6 dặm, còn đường kính sao Thủy là khoảng 3.032 dặm. Tuy nhiên, các nhà khoa học nói rằng chỉ có 1% khả năng cho thảm họa này xảy ra.

Khi la bàn không chỉ về hướng bắc

Các nhà nghiên cứu nói rằng từ trường của trái đất đang có khuynh hướng đảo ngược. Điều này không chỉ làm các loài chim di trú bị mất phương hướng, các vệ tinh bị vô hiệu hóa, mà nó còn khiến cho sự sống trên trái đất phải đối mặt với các bức xạ nguy hiểm chết người từ mặt trời.

Việc đảo ngược này còn làm thay đổi các cực nam và cực bắc, lúc đó, la bàn thay vì chỉ hướng bắc sẽ chỉ hướng nam. Kỳ đảo cực cuối cùng xảy ra đã nhiều ngàn năm trước, trước khi con người xuất hiện, nhưng theo tính toán thì quá thời hạn của kỳ đảo cực tiếp theo. Các khoa học gia nói rằng sớm muộn gì cũng sẽ xảy ra một đợt đảo cực nữa, chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.

Khi mặt trời nổi giận

NASA cảnh báo rằng, nếu chúng ta không có các biện pháp phòng bị tốt thì cơn bão mặt trời tiếp theo, dự đoán là vào năm 2011, sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng. Các vụ nổ plasma dữ dội trên mặt trời sẽ làm tê liệt toàn bộ thế giới công nghệ mà con người chúng ta vẫn sống dựa dẫm vào hàng ngày. Đợt bão mặt trời hồi năm 1989 đã đánh sập toàn bộ hệ thống cung cấp năng lượng của Quebec (tỉnh bang lớn nhất của Canada).

Các chuyên gia nói rằng đợt bão tiếp theo sẽ gây hậu quả còn tồi tệ hơn nhiều, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mạng lưới cung cấp năng lượng, hệ quả là ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước, hệ thống sản xuất và cung cấp lương thực, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác. Một vài nghiên cứu còn nói rằng có thể nó sẽ phóng các bức xạ cực nguy hiểm xuống trái đất và phá hủy tầng ozone.

Các ngôi sao cũng là sát thủ

Khi một ngôi sao nổ tung (điều này rất thường xảy ra, khoảng 2 hay 3 lần một tuần), nó sẽ phóng vào không gian các tia điện từ phát quang. Một vụ nổ tia gamma thông thường kéo dài từ vài dài giây cho đến vài phút. Nếu một sao ở khá gần trái đất phát nổ thì những tia điện từ này sẽ đưa trái đất vào một kỷ băng hà mới.

Hiểm họa từ các trận đại dịch

Hẳn bạn chưa quên những phiền toái mà các trận dịch SARScúm gia cầm gây ra vài năm gần đây. Các chuyên gia tiên lượng rằng rất có thể một trận đại dịch tương tự vậy sẽ quét sạch loài người khỏi trái đất vĩnh viễn. Các nhà khoa học lo ngại rằng vi-rút Ebola (gây bệnh sốt xuất huyết tối nguy hiểm), vi-rút SARS và cúm gia cầm là các hiểm họa đại dịch trong tương lai.

Thảm họa nhân tạo

Các máy gia tốc hạt (chẳng hạn như máy gia tốc hạt lớn LHC của viện CERN) được dùng để nghiên cứu các phần tử siêu nhỏ mà con người từng biết đến – là thành phần cấu tạo cơ bản của mọi thứ. Những chiếc máy này, về mặt lý thuyết, cũng có thể “trở mặt” tạo ra một lỗ đen và nuốt chửng trái đất chỉ bằng một thao tác nhấn nút.

Cập nhật: 04/08/2024 Theo Vietnamnet, Virginmedia
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video