Trận đánh sử dụng nhiều xe ngựa chiến nhất lịch sử diễn ra ở quốc gia nào?

Trận đánh sử dụng nhiều xe ngựa chiến nhất lịch sử diễn ra ở một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại trước Công Nguyên.

Câu hỏi

Câu 1: Trận đánh sử dụng nhiều xe ngựa chiến nhất lịch sử diễn ra ở quốc gia nào?

A: Syria

Trận đánh Kadesh (năm 1274 TCN) diễn ra tại Kadesh trên sông Orontes, ngày nay thuộc Syria, giữa người Ai Cập và người Hittite được nhiều nhà sử học công nhận là trận chiến xe ngựa lớn nhất trong lịch sử với sự tham gia của hơn 5.000 xe ngựa chiến của cả hai bên.

B: Ai Cập

C: Trung Quốc

D: Italy


Xe ngựa được dùng phổ biến trong chiến tranh cổ đại.

Câu 2: Vũ khí nào được các chiến binh cổ đại sử dụng nhiều nhất trên xe ngựa chiến?

A:  Cung tên

B: Giáo dài

C: Nỏ

D: Kiếm

Câu 3: Xe ngựa chiến có tốc độ trung binh trên chiến trường là bao nhiêu?

A: 20km/h

B: 60km/h

C: 30km/h

D: 80km/h

Câu 4: Châu lục nào xe ngựa chiến không xuất hiện vào thời cổ đại?

A: Châu Âu

B: Châu Phi

C: Châu Á

D: Châu Mỹ

Câu 5: Xe ngựa bắt đầu được sử dụng như phương tiện chiến tranh từ khi nào?

A: Thời kỳ đồ đồng

B: Thời kỳ đồ sắt

C: Thời kỳ đồ đá cũ

D: Thời kỳ đồ đá mới

Câu 6: Hai cỗ xe ngựa chiến trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng được làm bằng gì?

A: Gỗ

B: Đồng

C: Đất nung

D: Giấy

Đáp án

Câu 1: Đáp án A: Syria. Trận đánh Kadesh (năm 1274 TCN) diễn ra tại Kadesh trên sông Orontes, ngày nay thuộc Syria, giữa người Ai Cập và người Hittite được nhiều nhà sử học công nhận là trận chiến xe ngựa lớn nhất trong lịch sử với sự tham gia của hơn 5.000 xe ngựa chiến của cả hai bên.

Câu 2: Đáp án A: Cung tên. Cung tên là vũ khí chính trên mỗi xe ngựa chiến thời cổ đại, vũ khí này cho phép chiến binh đánh cận chiến lẫn tầm xa cũng như chống bộ binh lẫn chiến xa đối phương tiếp cận. Các chiến binh trên xe có thể mang theo 1-2 chiếc cung (cơ số khoảng 100 mũi tên), giáo ngắn/giáo dài cũng như khiến và kiếm cong để cận chiến khi cần thiết.

Câu 3: Đáp án C: 30km/h. Tùy theo trang bị cũng như từng loại xe ngựa chiến nhưng tốc độ trung bình của phương tiện này trên chiến trường vào khoảng trên 30 km/h. Tốc độ này vừa đảm bảo khả năng cơ động lẫn cho phép cung thủ có thể nhắm chính xác mục tiêu.

Câu 4: Đáp án D: Châu Mỹ. Ngựa và xe ngựa không có mặt ở châu Mỹ cổ đại cho đến khi người châu Âu đến vào cuối thế kỷ 15. Trước khi tiếp xúc với người châu Âu, người dân bản địa châu Mỹ hoàn toàn không biết đến ngựa.

Câu 5: Đáp án A: Thời kỳ đồ đồng. Cùng với sự bắt đầu của Thời đại đồ đồng khoảng năm 1950 TCN - xe ngựa và xe ngựa chiến sau này dẫn được phát triển. Các di tích khảo cổ lâu đời nhất phát hiện ra dấu vết của xe ngựa là tại các ngôi mộ của nền văn hóa Sintashta ở Chelyabinsk Oblast, Nga ngày nay.

Câu 6: Đáp án B: Đồng. Năm 1980, trong một lần khai quật tại một hố chôn cách 20 m về phía Tây của lăng mộ Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ đã vô tình tìm thấy 2 cỗ xe ngựa bằng đồng lớn. Tuy nhiên do quá lâu đời nên khi các nhà khảo cổ phát hiện ra, 2 cỗ xe ngựa bằng đồng này đã bị vỡ thành 3.000 mảnh. Phải mất tới 8 năm trùng tu một cách kỹ lưỡng, tới tận năm 1989, 2 cỗ xe này mới được đưa vào bảo tàng để trưng bày.

Cập nhật: 08/07/2024 VTC
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video