Tranh cãi về tương lai của robot tình dục

Những robot có thân hình gợi cảm, môi tô son bóng và ánh mắt gợi tình, nhận được sự ủng hộ của các chuyên gia tâm lý tình dục, trong khi nhiều nhà đạo đức học phản đối quyết liệt.

Tranh luận về robot tình dục

Tiến sĩ Helen Driscoll, chuyên gia về tâm lý tình dục ở đại học Sunderland tuyên bố, cô không chỉ kỳ vọng xã hội chấp nhận robot tình dục vào năm 2070, mà nhận định việc quan hệ với robot lúc đó thậm chí còn phổ biến hơn quan hệ với con người.

"Chúng ta có xu hướng đánh giá các vấn đề như thực tế ảo và quan hệ tình dục với robot theo hoàn cảnh hiện tại", cô trả lời phỏng vấn Mirror hồi đầu tháng 8. "Nhưng nếu nhìn lại các quan niệm xã hội về tình dục 100 năm trước, ta có thể nhận thấy rõ là nó đã thay đổi nhanh chóng và triệt để".

Yêu đương và quan hệ với các nhân vật hư cấu là xu hướng của nhiều tiểu thuyết cũng như phim ảnh lâu nay. Bộ phim Ex Machina công chiếu hồi tháng 5 đặt ra giả thiết, liệu một con robot có khả năng nhận thức, suy nghĩ và cả tính dục có chấp nhận bị nhốt trong phòng thí nghiệm. Nội dung này được coi như lời cảnh báo cho tương lai loài người.


Phiên bản robot trong phim ExMachina. (Ảnh: Independent).

"Điều này có vẻ gây sốc và bất thường trong bối cảnh hiện đại, nhưng chúng ta không nên máy móc cho rằng mối quan hệ ảo có ít giá trị hơn mối quan hệ thực", tiến sĩ Driscoll cho biết. "Thực tế là, nhiều người vẫn rơi vào lưới tình với những nhân vật hư cấu, bất chấp việc không thể gặp gỡ và tương tác với họ".

Trong khi đó, nhà đạo đức học, tiến sĩ Katheleen Richardson, cho rằng ngày nay robot tình dục có vẻ ngoài quá giống với phụ nữ thực, có thể dẫn tới bất bình đẳng giới trong xã hội.

Cô và nhiều nhà đạo đức học khác lo ngại về sự trỗi dậy của robot tình dục có ngoại hình giống hệt người, và đang tìm cách vận động để cấm sản xuất loại robot này, Telegraph hôm nay đưa tin.

"Chúng tôi đề nghị không mở rộng quyền cho robot. Chúng tôi cho rằng robot là những thực thể không có ý thức", Richardson nói. "Chúng tôi phản đối bất kỳ nỗ lực nào để phát triển robot góp phần gây ra sự bất bình đẳng giới trong xã hội".

Matt McMullen, người tự xưng là một nghệ sĩ, từng xuất hiện trên trang khoa học của New York Times hồi tháng 6, giới thiệu quá trình sản xuất robot tình dục biết nói.

Trong đoạn video, con robot trò chuyện với McMullen, giới thiệu nó tên là Denise và "có rất nhiều ước mơ, trong đó có ước mơ trở thành con người thực".


Một mẫu robot giống người thực trong xưởng sản xuất của McMullen. (Ảnh: New York Times)

"Tôi hy vọng trở thành robot tình dục đầu tiên trên thế giới", con robot nói. Nó có thân hình đầy đặn, môi tô son bóng và biết nhấp nháy mắt. Đây chính là kiểu robot mà các nhà đạo đức học muốn cấm phát triển, nhưng những người đam mê công nghệ lại hy vọng nó phát triển tinh tế hơn.

McMullen hy vọng bán được những con robot này với giá hơn 60.000 USD, nhưng trong tương lai, nó buộc phải rẻ hơn vì công nghệ phát triển. Ông cho rằng chúng mang lại điều tốt đẹp cho đời sống tình dục của con người, thực tế là, khoa học kỹ thuật luôn phát triển và con người sẽ sử dụng nó phục vụ nhu cầu tình dục.

Đó chính là lý do khiến các nhà đạo đức học lo ngại. Robot tình dục sẽ làm mọi chuyện tồi tệ hơn cho phụ nữ trong thế giới thực, vì chúng được thiết kế để phục vụ đàn ông, mà một robot thì không thể nói lời "đồng ý" hay "từ chối".

Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video