Một bức tranh được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ chính thức được đem đấu giá tại Mỹ trong ít ngày nữa. Đây là lần đầu tiên một tác phẩm nghệ thuật không phải được tạo ra bởi con người lên sàn đấu giá.
Nhà đấu giá Christie là đơn vị sẽ chịu trách nhiệm cho buổi đấu giá vô cùng đặc biệt này. Tên của tác phẩm được vẽ bởi AI là “Chân dung của Edmond Belamy” với hình ảnh giống một người linh mục mặc áo lễ. Một số phần khác nhau của bức tranh còn dang dở được cho là có chủ ý.
Bức tranh do AI vẽ được các nhà đấu giá hi vọng sẽ kiếm được 7.000 đến 10.000 USD.
Để cho ra đời bức tranh, một đơn vị nghệ thuật của Pháp có tên Obvious đã sử dụng một phương thức cho máy tính tự học hỏi, sáng tạo có tên là GAN (Generative Adversarial Network - mạng lưới đối lập sản sinh).
Trong GAN có hai phần. Một là máy sáng tạo (Generator), phần còn lại là máy phân biệt (Discriminator). Obvious cung cấp cho hệ thống một bộ dữ liệu gồm 15.000 bức chân dung được vẽ từ thế kỷ 14 đến 20. Sau đó, GAN sẽ tự phân tích và đưa ra các phương án hình ảnh. Cuối cùng GAN sẽ xử lý khâu cuối cùng để đưa ra bản in.
Sản phẩm nghệ thuật đầu tiên tạo ra bởi AI này khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên vì nó trông giống một tác phẩm nghệ thuật thực sự (thuộc khoảng thế kỷ 17).
Mặc dù nhận được không ít ý kiến phản biện về việc đấu giá một bức tranh không phải do con người sáng tạo ra nhưng bức tranh đầu tiên do AI vẽ này vẫn được đấu giá cùng nhiều tác phẩm của các danh hoạ nổi tiếng như Andy Warhol, Keith Haring, Louise Nevelson, Marc Chagall và Pablo Picasso.
Chỉ cần vài lời mô tả, AI của Microsoft đã vẽ được một bức tranh tuyệt đẹp