Trao giải thưởng nhà phát minh châu Âu

Tác giả của các phát minh: hệ thống quét mắt mới, khung xe nhẹ và an toàn, hệ thống robot giải phẫu, liệu pháp chống virus mới đã được vinh danh tại lễ trao giải "Giải thưởng nhà phát minh châu Âu" hàng năm lần thứ ba, được tổ chức ở Slovenia ngày 6-5 vừa qua.

Giải thưởng này do Ủy ban châu Âu và Văn phòng phát minh châu Âu (EPO) trao tặng, dành cho những phát minh xuất sắc có tác động đến cuộc sống con người.

Theo đó, Giải thưởng cống hiến trọn đời được trao cho nhà nghiên cứu y sinh người Bỉ Erik De Clercq (ĐH Leuven) với những công trình nghiên cứu về thuốc chống virus trong điều trị những căn bệnh như HIV, viêm gan siêu vi B và bệnh ecpet.

Cùng với các đồng nghiệp ở ĐH Leuven, giáo sư Erik De Clercq cũng đã nghiên cứu sản xuất sớm nhất một số loại thuốc chống HIV và là người tiên phong trong việc sử dụng hỗn hợp thuốc để điều trị HIV.

Giành Giải SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) năm nay là nhóm nghiên cứu Scotland do nhà nghiên cứu Douglas Anderson đứng đầu. Douglas Anderson thành lập công ty Optos vào năm 1992. Sau khi cậu con trai bị mù một mắt do bệnh tình được phát hiện quá trễ, Douglas Anderson quyết định phát triển một cách kiểm tra hiệu quả hơn và ít đau hơn cho bệnh nhân. Kết quả là kính soi đáy mắt quét laser Optos ra đời.

Máy này chiếu một tia kết hợp hai tia laser vào võng mạc, sau đó ánh sáng phản xạ từ võng mạc để chuyển thành tín hiệu số. Quá trình kiểm tra này chỉ mất 1/4 giây và không cần giãn nở đồng tử, không gây khó chịu cho bệnh nhân.

Giải thưởng phát minh ngoài châu Âu được trao cho kỹ sư Philip S Green của Viện nghiên cứu phi lợi nhuận SRI Quốc tế, tác giả của hệ thống robot giải phẫu Da Vinci, cho phép thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp với các vết rạch chỉ vài cm.

Giải Công nghiệp được trao cho một nhóm nghiên cứu của công ty sản xuất ôtô Audi (Đức), với "tác phẩm" là khung xe nhẹ làm từ nhôm, giúp tăng hiệu suất sử dụng năng lượng. Với khung nhôm này, chiếc xe có thể di chuyển trên đường tốt hơn, dễ dàng sửa chữa và có độ an toàn cao hơn khi va chạm. Nó cũng dễ tạo hình hơn thép, giúp dễ dàng chế tạo những chiếc xe bắt mắt và tối ưu trên từng chi tiết chế tạo.

TRƯỜNG THỊNH (Theo BBC, Business Week, Tuổi Trẻ)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video