Trẻ dậy thì sớm nguy hiểm như thế nào?

Trẻ dậy thì sớm chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính có thể bị xâm hại, mang thai, gặp nhiều vấn đề tâm lý, sức khỏe sinh sản.

Các bác sĩ nhận định xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng, nhất là với bé gái. Triệu chứng dậy thì sớm rất điển hình, phụ huynh có thể nhận biết thông qua những thay đổi về vóc dáng, thể trạng của con.

Dậy thì sớm là tình trạng thường gặp

Dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp giữa trẻ em và người lớn. Quá trình này được đặc trưng bởi sự phát triển về hình thể, hoàn thiện cơ quan sinh dục. Thông thường, giai đoạn dậy thì của bé gái là từ 8 đến 13 tuổi, bé trai là 9-14 tuổi. Tuy nhiên, không ít trẻ có biểu hiện dậy thì sớm với chiều cao vượt trội và bị vỡ giọng (với bé trai) hay có kinh nguyệt (với bé gái).

Theo Mayo Clinic, dậy thì sớm là tình trạng xảy ra khi cơ thể trẻ bắt đầu trải qua quá trình thay đổi về chiều cao và sinh lý trước độ tuổi thông thường. Bé sẽ có những phát triển về thể chất, hormone của tuổi dậy thì.

Thông thường, trẻ dậy thì sớm bắt đầu có các dấu hiệu trong giai đoạn dưới 8 tuổi với bé gái và dưới 9 tuổi ở bé trai. Hơn 90% các ca dậy thì sớm không tìm được nguyên nhân cụ thể. Ngoài ra, 25% trường hợp khác có yếu tố di truyền từ gia đình.


Dậy thì sớm ảnh hưởng đến bé gái nhiều hơn bé trai. (Ảnh: Freepik).

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), trước đây, tỷ lệ trẻ dậy thì sớm chỉ rơi vào khoảng 2%, tương đương cứ 100 bé có 2 trường hợp gặp phải. Tuy nhiên, ngày nay, con số này tăng lên đáng kể và tùy thuộc vào chủng tộc.

Mayo Clinic thống kê tại Mỹ, gần 200.000 bé gái dậy thì sớm mỗi năm. Số liệu bé trai chưa được đề cập. Trong tổng số ca dậy thì sớm, 48% là trẻ Mỹ gốc Phi, 15% là trẻ Mỹ da trắng. Tại Hàn Quốc, một nghiên cứu từ năm 2004 đến 2010 cho thấy cứ 100.000 trẻ gái thì có 55,9 trẻ dậy thì sớm. Tỷ lệ này ở bé trai là 1.7/100.000.

Dấu hiệu

Bước vào tuổi dậy thì, quá trình điều chỉnh trục dưới đồi - tuyến yên - sinh dục (HPG) sẽ diễn ra. Đầu tiên, vùng dưới đồi của não sản xuất gonadotropin-releasing hormon (Gn-RH). Các hormone tuyến yên tiết ra Gn-RH, chỉ huy tuyến yên tiết thêm hai kích thích tố là luteinizing hormone (LH) và hormone kích thích nang trứng (VSATTP).

Những hormone trên kích thích buồng trứng và tinh hoàn lần lượt sản xuất estrogen, testosteron. Các tuyến thượng thận cũng bắt đầu sản xuất hai loại hormone này. Sự xuất hiện của nồng độ cao các hormone sinh dục trên tạo ra những thay đổi vật lý ở tuổi dậy thì.

Dấu hiệu của trẻ mắc dậy thì sớm có thể dễ dàng nhận biết. Ở cả hai giới, các bé đều tăng trưởng chiều cao vượt trội so với bạn bè. Một số bé bị mụn trứng cá, mùi cơ thể, lông mu, lông nách xuất hiện.

Với các bé gái, trẻ phát triển tuyến vú (đây thường là dấu hiệu đầu tiên, dễ gặp nhất, xuất hiện ở một bên, đôi khi ở cả 2 bên), có kinh nguyệt, ra dịch âm đạo. Với các bé trai, tinh hoàn, dương vật và bìu bắt đầu phát triển, kèm theo đó, trẻ bị vỡ giọng.

Đến nay, nguyên nhân khiến trẻ bị dậy thì sớm vẫn chưa thể xác định rõ. Một số tác nhân làm tăng khả năng bị dậy thì sớm ở trẻ gồm có yếu tố di truyền, nội tiết, môi trường sống, chế độ ăn uống, điều kiện sống trong gia đình…, và các bệnh lý khác của cơ thể.

Nguy hiểm hơn, trong một số trường hợp, trẻ dậy thì sớm là kết quả của u não, tổn thương não do nhiễm trùng, phẫu thuật hoặc xạ trị, u ác tính trong buồng trứng hoặc tuyến giáp, rối loạn di truyền (hội chứng McCune-Albright).

Hệ lụy

Phó giáo sư Hector O. Chapa, chuyên ngành sản phụ khoa tại Đại học Y Texas A&M, Mỹ, cảnh báo những hệ lụy khôn lường khi trẻ dậy thì sớm.

Theo chuyên gia này, dậy thì sớm ở bé gái có liên quan việc tăng nguy cơ ung thư vú, buồng trứng, béo phì, thậm chí tiểu đường khi các con trưởng thành. Trẻ nữ dậy thì sớm cũng có những rủi ro về sức khỏe tâm thần, đặc biệt với các bé đang trải qua sự thay đổi, rắc rối trong mối quan hệ bạn bè.

Phó giáo sư Chapa cho biết thêm bé gái dậy thì sớm còn liên quan các biến chứng tâm lý xã hội như trầm cảm hay lạm dụng chất kích thích. Giả thuyết giải thích cho điều này là những thay đổi về phát triển thần kinh của các hormone như serotonin, dopamine. Chúng sản sinh trong quá trình dậy thì sớm của trẻ và có thể dẫn đến hành vi liều lĩnh, suy nhược thần kinh, tâm lý.


Dậy thì sớm khiến trẻ tự ti, dễ vấp ngã khi không được giáo dục đầy đủ. (Ảnh: Getty).

Dậy thì sớm còn khiến trẻ mặc cảm, tự ti, căng thẳng vì ngoại hình khác biệt với bạn bè đồng trang lứa hay kinh nguyệt (với bé gái). Những biến đổi sinh lý trên cơ thể này cũng gây nhiều hoang mang lo lắng, ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý sau này của trẻ. Ngoài ra, các bé phát triển chiều cao sớm nhưng sẽ gặp phải tình trạng chững lại, thấp còi với bạn bè khi đến tuổi trưởng thành.

Đặc biệt, trẻ dậy thì sớm nếu không được giáo dục giới tính đầy đủ và chính xác có thể dẫn đến những hành vi sai lệch trong "chuyện ấy" hoặc bị xâm hại, không biết cách bảo vệ bản thân trước kẻ xấu. Điều này dẫn đến tình trạng mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai ở tuổi vị thành niên. Việc vệ sinh không đúng cách khi đến tuổi dậy thì cũng có thể là tác nhân khiến các bé mắc các bệnh lây qua đường sinh dục, viêm nhiễm vùng kín...

Do đó, cha mẹ cần là người bạn đồng hành, lắng nghe và thấu hiểu con. Chúng ta cần dạy trẻ tự ý thức được việc theo dõi, chăm sóc bản thân. Nếu phát hiện con có những dấu hiệu dậy thì sớm, phụ huynh cần đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế để có phương án can thiệp kịp thời.

Cập nhật: 24/12/2020 Theo Zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video