Trời rét nhiều trẻ bị bỏng vì người lớn bất cẩn

Hơn một tháng gần đây, lượng bệnh nhân đến khoa Bỏng, Bệnh viện Saint Paul, Hà Nội tăng đột biến; 2/3 là trẻ nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là do bỏng nước sôi.

>>> Các bước sơ cứu bỏng ở trẻ em

Nằm điều trị tại khoa hơn một tuần, cả người bé Nam, 2,5 tuổi ở Gia Lâm, Hà Nội quấn băng gần như kín. Theo lời kể của gia đình, bé ở nhà bán quán nước với bố. Hôm đó, bố có sai cháu về gọi anh đem ấm nước trên bếp đặt trước cửa nhà mang ra quán để pha trà. Nam chạy về nhà gọi nhưng anh khóa cửa sang nhà hàng xóm chơi không chịu về. Thấy vậy, bé thò tay xách ấm nước. Ấm nước quá nặng bị đổ, nước nóng đổ lên người khiến cậu bé bị bỏng nặng.


Bé Nam bị bỏng nước sôi trên diện rộng. (Ảnh: Hà An)

Nghe tiếng con kêu thất thanh, anh Tiến - bố bé - chạy về thì thấy khắp hai cánh tay, bụng và chân con ướt nhẹp, bốc hơi ngùn ngụt. Anh vội vàng đưa con đến Bệnh viện Đức Giang cấp cứu và được chuyển tiếp đến Bệnh viện Saint Paul.

Bác sĩ Nguyễn Thống, Trưởng khoa Bỏng, Bệnh viện Saint Paul, cho biết cậu bé bị bỏng khá sâu, diện tích bỏng rộng, phải điều trị tích cực.

Theo bác sĩ Thống, những trường hợp trẻ bị bỏng nước sôi như Nam không phải hiếm gặp thời gian gần đây. Khoa đang điều trị cho khoảng 50 bệnh nhân thì có đến 35 ca là trẻ nhỏ. Chỉ tính riêng trong tháng 12/2014 cũng có 47 bệnh nhân nhi từ 1 đến 6 tuổi điều trị ngoại trú.

“Đã thành lệ, những tháng cận Tết tỷ lệ trẻ nhập viện do bỏng đều tăng đột biến. Nguyên nhân là do người lớn sơ xuất, mải dọn nhà, làm việc nhà mà không quan tâm đến trẻ. Đáng lưu ý trong số này là trẻ dưới 3 tuổi, chưa ý thức được nguy cơ gây nguy hiểm có thể xảy ra. Chỉ một phút bất cẩn của người lớn là nguy hiểm có thể xảy ra ngay với trẻ”, bác sĩ Thống nói.

Các bác sĩ khuyến cáo, trẻ 2-5 tuổi rất hiếu động, tò mò, chưa ý thức được sự nguy hiểm nên sự an toàn của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức và kỹ năng của cha mẹ. Trẻ dễ bị bỏng khi người lớn để những vật dễ gây bỏng như nước sôi, canh nóng, bếp nấu ăn, bàn là nóng... trong tầm với của trẻ hoặc nơi trẻ thường qua lại. Để phòng tránh, cha mẹ cần để những vật này ở những nơi trẻ không sờ hoặc với tới được.

Nếu chẳng may trẻ bị bỏng thì cha mẹ phải bình tĩnh, gỡ bỏ quần áo dính nước sôi, ngâm vùng bỏng vào nước mát, tốt nhất là nước 16-20 độ C, thời gian ngâm 15-30 phút. Trong trường hợp không có thì dùng nguồn nước mát sạch ở ngay bên cạnh, từ vòi nước. Lưu ý trong thời tiết rét đậm như hiện nay nếu diện tích bỏng rộng, trẻ quá nhỏ thì thời gian ngâm nước mát không quá lâu, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh.

Khi ngâm xong thì băng ép nhẹ, đưa đến cơ sở y tế. Trong quá trình đó, có thể cho trẻ bù dịch trước bằng nước cam, chanh, muối đường. Tại vết bỏng khuyến cáo không bôi trứng gà, mẻ, tương, dầu hoả, rất độc. Ngoài ra, cởi bỏ quần áo trước khi phần bị bỏng sưng lên, chú ý dùng kéo cắt bỏ quần áo cho bé nếu quần áo dính vào vết bỏng. Không được lấy bất cứ vật gì bám trên vết bỏng.

Theo Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video