Trốn vào đâu sẽ an toàn nhất khi mắc kẹt trong một vụ đấu súng?

Bạn cho rằng, những vật liệu nào sau đây sẽ cứu sống được bạn trong vụ xả súng: tường gạch, thân cây, cửa xe...?

Vụ nổ súng và đánh bom tại Indonesia đang khiến nhiều người thực sự phải lo sợ. Câu hỏi đặt ra là nếu không may lâm vào tình cảnh đó, bạn phải trốn vào đâu thì đảm bảo an toàn?

Sự thật về khả năng chống đạn của các loại vật liệu

Có thể thấy trong các bộ phim hành động, mỗi khi có đấu súng xảy ra thì nhân vật chính thường ngay lập tức... ẩn nấp dưới mọi hình thức: từ xe ô tô, tường, cửa ra vào, đến gầm bàn, thậm chí là cả... ghế sofa.

Dường như các vật liệu này đều có tính chống đạn cao khi các nhân vật chính. bình an vô sự dù đạn xả xuống như mưa.


Nấp sau cái sofa như thế này, nhân vật chính vẫn bình an vô sự...

Trên thực tế, việc nấp tại đâu thì an toàn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như loại súng sử dụng, kích cỡ đạn, khoảng cách bắn. Nếu như người bắn sử dụng súng lục, một thân cây to hoặc tường gạch có thể làm chệch hướng đạn.

Nhưng các loại súng trường sử dụng đạn cỡ 0,223 được bắn ở khoảng cách dưới 100m có khả năng xuyên thủng gần như bất kỳ dạng vật liệu nào, ngoại trừ thép và xi măng dày.

Hay trong một thử nghiệm khác với đạn của AK - 47 (một trong những khẩu súng phổ biến trên thế giới): tấm thép dày 2cm bị xuyên thủng dễ dàng dù bắn từ khoảng cách 300m.

Tuy nhiên dù là loại đạn nào thì có thể khẳng định một điều rằng bàn gỗ, cửa ra vào hay ghế sofa ... không có tác dụng chống đạn, vì hầu như loại đạn nào cũng xuyên thủng được chúng.

Vậy nấp vào đâu thì an toàn nhất?

Một trong những địa điểm ẩn nấp được lựa chọn nhiều nhất là phía sau cửa xe ô tô, hoặc có thể là ở nguyên trong xe. Nguyên nhân cũng dễ hiểu, vì các loại cửa xe thường làm bằng kim loại, dễ tạo cảm giác an tâm hơn.


Cửa xe dễ dàng bị súng bắn xuyên qua.

Nhưng trên thực tế, hầu hết cửa ô tô chỉ làm bằng thiếc, nên không an toàn như bạn nghĩ. Không tính đến các loại xe chống đạn thì theo các thử nghiệm, một viên đạn súng lục có thể xuyên thủng cửa xe khi bắn ở khoảng cách dưới 13m.

Còn đối với đạn súng trường 0,223 li như đã nói ở trên, cửa ô tô có thể dễ dàng bị xuyên thủng ở khoảng cách 100m.

Tuy nhiên, ô tô vẫn có một chỗ rất an toàn để ẩn nấp - đó chính là phía sau động cơ xe. Trong các thử nghiệm thực tế, động cơ ô tô có thể làm chệch hướng hầu như tất cả các loại đạn. Vì vậy nếu có chiếc xe chắn ngang giữa bạn và sát thủ cầm súng, chỉ cần ngồi phía bên cạnh đầu xe là bạn đã tương đối an toàn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn những bức tường bê tông dày để ẩn nấp. Đó là nơi chỉ có những loại đạn súng trường hạng nặng mới có thể xuyên thủng, mà ngay cả khi xuyên qua được thì khả năng bị thương cũng đã nhỏ hơn rất nhiều.


Bạn cũng có thể chọn những bức tường bê tông dày để ẩn nấp.

Phải làm gì để sống sót nếu không may vướng phải những vụ xả súng?

Nếu không có được một chỗ ẩn nấp an toàn, xin bạn hãy nằm sát xuống đất. Theo nguyên lý, các khẩu súng khi xả đạn có xu hướng giật lên trên, do đó hãy cố gắng giữ cơ thể ở vị trí càng thấp càng tốt. Đồng thời, hãy tìm cách bảo vệ tim và đầu của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng nên nấp sau bất cứ thứ gì có thể, ngay cả khi đó là... ghế sofa. Nguyên nhân là vì dù không có tác dụng chống đạn, chúng có khả năng che khuất tầm nhìn của kẻ xả súng. Việc này sẽ làm tăng khả năng sống sót lên gấp nhiều lần, thay vì sống chết tìm cách chạy thoát thân để rồi lọt vào tầm ngắm của các tay súng.

Cuối cùng khi vụ xả súng đã kết thúc, đừng vội vã lộ mặt mà phải đưa hai tay lên đầu. Việc này sẽ giúp bạn tránh bị nhầm thành đồng phạm. Sau đó, hãy kiểm tra xem bản thân có bị thương không và nhờ cậy đến sự trợ giúp của bác sĩ. Bạn cũng đừng quên hỗ trợ những người bị thương khác nếu có thể.

Cập nhật: 15/11/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video