Trong não bồ câu có "bản đồ không gian", bay đến đâu cũng biết đường

Tại sao bồ câu luôn có thể tìm được đường về nhà? Tờ báo “Daily Mail” của Anh có bài báo viết rằng, các nhà khoa học của đại học Zurich- Thụy Sĩ thông qua thực nghiệm đưa ra kết luận: trong não bồ câu có một tấm bản đồ không gian, vì vậy mà có thể bay đến những vùng xa lạ, và phán đoán được hướng bay chính xác.

Tiến sĩ sinh vật học Nicole Blazer của đại học Zurich nói rằng: “bồ câu có khả năng phân biệt không gian, biết được vị trí không gian giữa chúng so với nhà”. Một số lý thuyết dự đoán giả định rằng trong não của bồ câu có một tấm bản đồ tưởng tượng, vì vậy mà chúng có khả năng nhận biết.


Bồ câu có khả năng phân biệt không gian.

Trong thực nghiệm, Blazer và các đồng nghiệp lắp đặt máy ghi hình GPS loại mini trên người bồ câu đưa thư, để tiện giám sát tuyến đường bay của nó. Các nhà nghiên cứu chia bồ câu làm hai nhóm: nhóm đã ăn no và nhóm đói bụng, và thiết lập 3 địa điểm: một là nhà của bồ câu, hai là nơi cho bồ câu ăn, ba là một nơi xa lạ cách 2 địa điểm trên hơn 30 dặm.Trong đó có các vật cản tự nhiên làm mơ thị giác tiếp xúc giữa địa điểm thả bồ câu và hai địa điểm quen thuộc của bồ câu (nhà và nơi cho ăn).

“Đúng như chúng tôi dự đoán, nhóm bồ câu ăn no thì bay thẳng về nhà”. Giáo sư giải phẫu thần kinh học Hans Peter Lips của trường đại học Zurich nói, “chúng đã bắt đầu bay về hướng nhà của chúng rồi, chỉ là dưới chỉ dẫn sai của địa hình, chúng tạm thời lệch khỏi tuyến đường, bay vòng vèo một chút thôi”. Còn những con bồ câu bị đói thì lại khác, ngay từ đầu chúng ta đã bay thẳng về hướng của nơi cho ăn rồi.


Trong não bồ câu có một loại bản đồ biết tìm đường bay, cũng có khả năng nhận biết.

Blazer cho rằng, bồ câu có thể xác định được vị trí của mình và hướng bay tương đối của mục tiêu, và còn có thể đưa ra lựa chọn giữa nhiều mục tiêu khác nhau. Do vậy có thể đưa ra kết luận, trong não bồ câu có một loại bản đồ biết tìm đường bay, cũng có khả năng nhận biết.

Ngoài ra, trước đây ở Mỹ từng có một nghiên cứu tiến hành phân tích đối với dữ liệu sóng âm tại địa điểm thả bồ câu và đường bay quay lại chính xác của chúng. Kết quả phát hiện, bồ câu có thể bay về nhà, chủ yếu là dựa vào sự trợ giúp của “hạ âm tần số thấp” (infracsound), hình thành “bản đồ âm thanh” của riêng chúng, giúp bồ câu cho dù bay đi bao xa, đều có thể thuận lợi tìm được đường quay về nhà.

Cập nhật: 22/05/2017 Theo ĐKN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video