Trung Quốc chế “đũa thông minh” để phát hiện độc tố trong thức ăn

Tập đoàn Baidu đã chế tạo ra những đôi "đũa thông minh", được cho là có khả năng phát hiện những thực phẩm nguy hiểm cho sức khỏe.

"Đũa thần" phát hiện thực phẩm bẩn

Một đôi đũa công nghệ cao nghe có vẻ như là điều kỳ quặc nhưng hãng tìm kiếm Baidu của Trung Quốc mới đây giới thiệu mẫu đũa thông minh có thể phát hiện ra thực phẩm không an toàn.

Tại hội nghị công nghệ thế giới hàng năm vào hồi tháng 9, Baidu- hãng công nghệ được ví là Trung Quốc của Google công bố một số thiết bị mới không liên quan đến hoạt động kinh doanh phần mềm của công ty, một đôi đũa thông minh có tên Baidu Kuaisou được trang bị cảm biến có thể phát hiện mức độ nhất định với dầu ăn bị nhiễm bẩn, thứ vốn là mặt hàng được tiêu thụ nhiều tại Trung Quốc.


Đuôi đũa có thể nhấp nháy màu đỏ khi đầu đũa gấp thức ăn có dầu độc hại - DR

Người ta trông thấy đôi đũa - tuy thanh mảnh nhưng chứa đầy cảm ứng điện tử - được liên tiếp nhúng vào nhiều tô đựng dầu ăn. Các thiết bị cảm ứng phân tích nhiệt độ và thành phần cấu tạo của dầu, và sau đó trên một điện thoại thông minh được kết nối với đôi đũa, hiện lên những thông tin thu thập được. Nếu dầu ăn độc hại cho người tiêu thụ, thì một đèn lưỡng cực gắn trong đũa sẽ nhấp nháy ánh sáng màu đỏ.

CEO Baidu Robin Li nói đôi đũa có thể phát hiện độ tinh khiết của dầu ăn bằng cách đo lường những chỉ số như độ pH hay nhiệt độ.

"Trong tương lai, thông qua Baidu Kuaisou, bạn sẽ có thể biết nguồn gốc của dầu ăn, nước uống và các loại thực phẩm khác - cho dù chúng đã bị hỏng và những loại dinh dưỡng có chứa trong đó", Li nói.

Trung Quốc thường xuyên bị chấn động bởi những scandal được gọi là "dầu thải ống cống". Có nghĩa là dầu ăn được làm ra từ dầu đã qua sử dụng thải ra đường cống và thức ăn thừa của các nhà hàng, sau đó bán lén lút với giá rất rẻ cho các chủ hàng ăn nhỏ và hàng rong đường phố.

Cơ quan y tế năm ngoái đã cố gắng chặn đứng việc làm ăn phi pháp đang nở rộ này. Khoảng một trăm người bị câu lưu và hai chục người bị bắt giam (trong đó có hai người lãnh án chung thân), trong một chiến dịch được tuyên truyền ầm ĩ.

Trên mạng xã hội Trung Quốc, phát minh này được cư dân mạng chào đón nồng nhiệt, tuy cũng lấy làm tiếc là phải cầu viện đến một vật dụng như vậy. Một người sử dụng Vi Bác mỉa mai: "Nếu tôi mang theo đôi đũa này đi khắp nơi, rốt cuộc tôi sẽ chết đói".

Thực tế là thực phẩm bẩn hiện diện khắp mọi nơi trên đất nước Trung Quốc. Ngày nào báo chí cũng nêu ra những vụ bê bối về thực phẩm nhiễm độc, từ những quả trứng bị nhuộm màu bằng hóa chất công nghiệp, cho đến thịt ôi thiu được đem trộn với các vật liệu khác và đổi ngày sản xuất. Chỉ riêng scandal sữa nhiễm mélamine năm 2006 đã làm cho sáu trẻ em tử vong và 300.000 em khác bị bệnh.

Theo Bizlive
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video