Trung Quốc công bố nghiên cứu bất ngờ về Covid-19

Ngay khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo bắt đầu điều tra nguồn gốc của Covid-19, các báo cáo khoa học khác đã xuất hiện để đưa ra những thông tin khác nhau.

Tuy nhiên, cần nói rõ ràng một điều là câu hỏi đặt ra ở đây không phải là về nơi con virus được phát hiện và xác định chính thức, tức TP Vũ Hán - Trung Quốc, mà là liệu nó có "bắt nguồn" từ Vũ Hán hay không.

Đội ngũ gồm 10 chuyên gia quốc tế của WHO có nhiệm vụ tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này cùng với Trung Quốc. Tuy nhiên, quá trình này bị cản trở vì quan hệ căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đổ lỗi rằng con virus bắt nguồn từ Trung Quốc trong khi các quan chức Trung Quốc đáp trả bằng thuyết âm mưu rằng quân đội Mỹ đưa virus vào nước này.

Các nhóm nhà khoa học khác cũng bị kéo vào cuộc tranh cãi trên. Cụ thể, giáo sư Gabriella Sozzi của Ý cho biết nhóm của bà tìm thấy bằng chứng về các kháng thể với virus SARS-CoV-2 trong các mẫu máu từ đợt tầm soát ung thư trong nước và công bố kết quả hồi tháng 11. Được biết, kháng thể đã có trong các mẫu máu từ tháng 9/2019, ba tháng trước khi Vũ Hán bùng phát dịch.


Các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng Covid-19 đã xuất hiện ở nhiều châu lục trước khi Vũ Hán bùng dịch. (Ảnh: Tân Hoa Xã).

Nay, một nghiên cứu từ các nhà khoa học Trung Quốc cũng xem xét vấn đề trên và đề xuất rằng Covid-19 đã tồn tại ở nhiều châu lục trước khi Vũ Hán bùng dịch. Họ còn đưa ra một giả thuyết mới rằng trường hợp lây nhiễm sang người đầu tiên có thể đã xảy ra trên tiểu lục địa Ấn Độ.

Tiến sĩ Shen Libing của Viện Khoa học Sinh học Thượng Hải là người dẫn đầu nghiên cứu trên. Họ sử dụng cách phân tích phát sinh loài để truy tìm nguồn gốc của Covid-19. Virus, giống như tất cả các tế bào, đột biến khi chúng sinh sản. Điều này có nghĩa là sẽ có những thay đổi nhỏ xảy ra trong DNA của chúng mỗi khi chúng tự tái tạo. Vì vậy, những chủng có ít đột biến hơn sẽ gần với chủng ban đầu của virus SARS-CoV-2.

Nhóm của ông Shen đã tìm được một số chủng có ít đột biến hơn so với chủng được phát hiện đầu tiên ở Vũ Hán. Họ kết luận: "Vũ Hán không thể là nơi đầu tiên xảy ra sự lây nhiễm SARS-CoV-2 từ người sang người". Thêm vào đó, nghiên cứu chỉ ra rằng những chủng ít đột biến nhất được tìm thấy ở 8 nước từ 4 lục địa, gồm Úc, Bangladesh, Hy Lạp, Mỹ, Nga, Ý, Ấn Độ và Cộng hòa Czech.

Tuy nhiên, các nhà khoa học khác tỏ ra nghi ngờ về phát hiện này khi cho rằng nguyên tắc nghiên cứu và phần mềm được sử dụng cho cách phân tích phát sinh loài không đạt tiêu chuẩn theo mong đợi.

Ông David Robertson, một chuyên gia của trường ĐH Glasgow (Anh), bác bỏ nghiên cứu trên và gọi giả thuyết của các nhà nghiên cứu Trung Quốc là "rất thiếu sót". Ông kết luận "nghiên cứu này không bổ sung được gì cho hiểu biết của chúng ta về Covid-19".

Cập nhật: 30/11/2020 Theo NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video