Trung Quốc dùng AI ngăn tàu vũ trụ va chạm rác không gian

Để đảm bảo an toàn cho các sứ mệnh không gian, Trung Quốc đang nghiên cứu sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giám sát tự động rác thải vũ trụ.

Được dẫn dắt bởi các nhà khoa học tại Trung tâm Điều khiển Vệ tinh Tây An, dự án này nằm trong số hơn chục dự án được Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc phê duyệt trong năm nay, như một phần của khoản tài trợ hàng năm trị giá 500 triệu nhân dân tệ (74 triệu USD) để đảm bảo vai trò dẫn đầu của Trung Quốc về công nghệ AI.

"Chúng tôi sẽ sử dụng chuyên môn hàng thập kỷ của mình trong việc ngăn các sự cố va chạm không gian và giảm thiểu rác vũ trụ, đồng thời tập hợp các chuyên gia từ khắp đất nước để đáp ứng nhu cầu chiến lược của Trung Quốc. Cụ thể hơn, chúng tôi sẽ kiểm tra những mô hình AI liên quan đến việc giám sát các mảnh rác ở nhiều kích cỡ, sự thay đổi của môi trường rác không gian và nhận thức về tình huống", điều tra viên chính của dự án Jiang Yu nói với tờ PLA Daily.

Dự án này cũng được hỗ trợ bởi Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), nơi đã bắt đầu đào tạo AI để tránh các mảnh rác quỹ đạo cách đây vài năm. ESA đã tạo ra một tập hợp dữ liệu lớn về các cảnh báo va chạm lịch sử và yêu cầu cộng đồng AI toàn cầu giúp phát triển một hệ thống mà cuối cùng sẽ giúp tàu vũ trụ tự động tránh rác không gian.


Số lượng rác vũ trụ ngày càng tăng là một mối đe dọa đối với các sứ mệnh không gian. (Ảnh: UM)

Hàng trăm triệu mảnh rác được cho là đang quay quanh Trái đất như một hệ quả của 7 thập kỷ thám hiểm không gian quốc tế. Nhiều mảnh trong số đó là các bộ phận của vệ tinh cũ hoặc tên lửa đã qua sử dụng và hơn 36.000 mảnh có đường kính trên 10cm.

Vì cả rác không gian và tàu vũ trụ đều di chuyển với tốc độ cực cao, nên bất kỳ va chạm nào - dù với mảnh vỡ nhỏ - cũng có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho tàu vũ trụ và có khả năng tạo ra nhiều mảnh vỡ hơn.

Sự tắc nghẽn không gian dự kiến còn trở nên tồi tệ hơn, với việc xây dựng liên tục các mạng lưới lớn gồm hàng nghìn vệ tinh trên quỹ đạo Trái đất tầm thấp. Chẳng hạn, công ty SpaceX có trụ sở tại California đang phóng nhiều vệ tinh trong một tháng hơn tổng số vệ tinh toàn cầu hàng năm trước đó.

Trong một bài viết vào năm 2021, các nhà nghiên cứu từ Đại học Công nghệ Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc cho biết môi trường không gian đang trở nên quá phức tạp, năng động và không chắc chắn để có thể quản lý bằng các phương pháp truyền thống dựa trên phán đoán của con người. Họ tin rằng việc sử dụng công nghệ AI có thể cải thiện tốc độ và chất lượng của việc thu thập, xử lý và phổ biến thông tin, đồng thời cung cấp hỗ trợ quan trọng cho môi trường không gian an toàn.

Trung Quốc cũng đang sử dụng AI để phát triển các mạng lưới vệ tinh thông minh cho nghiên cứu khoa học. Ví dụ, các nhà vật lý thiên văn tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đang phát triển một cụm gồm ít nhất 100 vệ tinh siêu nhỏ để cách mạng hóa hiểu biết của con người về những vụ nổ dữ dội nhất trong vũ trụ.

Cập nhật: 13/02/2023 VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video