Trung Quốc sẽ phóng hàng trăm tàu vũ trụ vào năm 2024

Trung Quốc đang lên kế hoạch thực hiện 100 vụ phóng để đưa hơn 300 tàu vũ trụ lên quỹ đạo vào năm 2024 - một kỷ lục mới và tăng mạnh so với năm ngoái.

Trong số đó, khoảng 70 lần phóng sẽ được thực hiện bởi Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC). Khoảng 30 lần phóng còn lại dự kiến là các dự án tên lửa thương mại.

Nếu diễn ra theo kế hoạch trên thì số vụ phóng của Trung Quốc trong năm nay sẽ tăng gần 50% so với năm ngoái. Năm 2023, Trung Quốc phóng tổng cộng 67 lần.

Tuy nhiên, tỉ lệ giữa số lần phóng của CASC so với tư nhân vẫn không thay đổi, mặc dù ngành không gian thương mại ở nước này đang mở rộng nhanh chóng.


Sứ mệnh mặt trăng Hằng Nga-6 là một trong 100 lần phóng theo kế hoạch của Trung Quốc trong năm nay. (Ảnh: CCTV).

Trong số các nhiệm vụ này, tên lửa đẩy Trường Chinh-6C, Trường Chinh-12, Thiên Long-3 và Dẫn Lực-1 mới được phát triển sẽ thực hiện nhiệm vụ bay lần đầu. Trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn hoạt động bình thường, trong năm 2024 sẽ có 2 sứ mệnh tàu vũ trụ chở hàng, 2 sứ mệnh bay đưa người vào vũ trụ và 2 sứ mệnh trở về Trái Đất.

Địa điểm phóng vào không gian đầu tiên cho mục đích thương mại cũng dự kiến thực hiện sứ mệnh phóng đầu tiên trong năm 2024, giúp đẩy nhanh việc xây dựng và kết nối nhiều chòm sao vệ tinh.

Sứ mệnh thăm dò Mặt Trăng giai đoạn 4 cũng sẽ chứng kiến những tiến triển mới, gồm việc phóng vệ tinh chuyển tiếp Thước Kiều-2 sứ mệnh Hằng Nga-6, dự kiến sẽ thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu vật ở cực nam Mặt Trăng và đưa trở về Trái Đất lần đầu tiên trên thế giới.

Ông Jonathan McDowell, nhà thiên văn học Harvard, chuyên gia theo dõi các vụ phóng tên lửa và hoạt động không gian, cho biết ông mong đợi nhất sứ mệnh Hằng Nga-6 của Trung Quốc trong năm nay.

Sứ mệnh Hằng Nga-6 dự kiến sẽ được phóng vào tháng 5 để lấy mẫu đá từ vùng tối (vùng không nhìn thấy được từ Trái đất) của Mặt trăng. Ông McDowell cho biết thêm chưa có quốc gia nào - kể cả Mỹ - có thể mang đá về từ vùng tối của Mặt trăng, và việc hạ cánh xuống vùng tối khó hơn nhiều so với vùng sáng.

McDowell cho biết, điểm khác biệt lớn giữa Trung Quốc và Mỹ là tên lửa của chính phủ vẫn đóng vai trò rất lớn trong các vụ phóng của Trung Quốc, nhưng điều đó không còn đúng ở Mỹ nữa. Vào năm 2024, chỉ riêng công ty SpaceX có trụ sở tại Texas đang nhắm tới 144 sứ mệnh quỹ đạo.

Một điểm khác biệt nữa là khả năng tái sử dụng tên lửa, đặc biệt là việc sử dụng nhiều tầng đầu tiên của tên lửa Falcon 9 của SpaceX, “điều mà Trung Quốc chưa làm được”, McDowell cho biết.

Cập nhật: 29/02/2024 Báo Công Luận
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video