Trung tâm lịch sử Berat và Gjirokastra

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Trung tâm lịch sử Berat và Gjirokastra của Albania là Di sản văn hóa thế giới năm 2005.

Trung tâm lịch sử Berat và Gjirokastra là một địa điểm mang kiến trúc điển hình của thời kỳ Ottoman. Nằm ở trung tâm Albania, Berat là chứng cứ cho sự tồn tại chung của một cộng đồng tôn giáo và văn hóa trong suốt nhiều thế kỷ. Thị trấn Berat là một trong những thị trấn lâu đời nhất ở Albania. Các nhà khoa học đã xác định được những dấu vết về việc con người đã sinh sống ở đây từ những năm 2600 đến 1800 trước công nguyên. Những người Berat đầu tiên được gọi là Illyria, sau đó là Arber và cuối cùng là Albania.


Một số công trình kiến trúc tiêu biểu và cảnh quan chung ở Berat và Gjirokastra.

Vào thời kỳ cổ đại, Berat được biết đến như một trung tâm đã thành công trong việc chống lại quân La Mã xâm lược. Thời kỳ trung cổ, thị trấn Berat được quản lý bởi người Bulgaria trong khoảng thời gian ngắn từ năm 860 đến năm 1018. Theo lịch sử ghi lại thì tên gọi Berat bắt đầu xuất hiện trên các tài liệu lịch sử từ năm 1018. Khoảng thời gian này ở có nhiều dân tộc sinh sống gồm người Angevins, người Serbia, và cả những gia đình dòng dõi hoàng tộc Muzakaj. Ở Berat có một lâu đài cổ kính được người địa phương gọi là Kala, lâu đài được xây dựng lần đầu vào thế kỷ thứ 4 trước công nguyên. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, bị phá hủy, hư hỏng và qua nhiều lần tu bổ, sửa chữa, kiến trúc của lâu đài hiện nay được xây dựng lại vào thế kỷ thứ 13.

Hiện nay ở Berat vẫn còn tồn tại những nhà thờ mang kiến trúc Byzatine, chủ yếu được xây dựng trong khoảng thế kỷ thứ 13. Một số nhà thờ được xây dựng dưới triều đại Ottoman thì được xây dựng vào thế kỷ 14.

Gjirokastra là một thị trấn nằm trong thung lũng Drinos bên dòng sông lớn của Albania. Gjirokastra là một tổ hợp gồm những toàn nhà hai tầng được xây dựng theo phong cách kiến trúc đặc trưng của Albania vào thế kỷ thứ 17. Trong thị trấn Gjirokastra cũng có 1 khu chợ, 2 nhà thờ và 1 nhà thờ Hồi giáo được xây dựng trong thế kỷ thứ 18. Thực chất Gjirokastra được các địa chủ của vùng làm chủ, nhà cửa và các công trình kiến trúc lớn ở đây cũng đều do những địa chủ của vùng xây dựng. Bởi nằm trong 1 thung lũng nên kiến trúc nhà và đường ở đây rất độc đáo tạo nên một cảnh quan kiến trúc chung rất riêng biệt. Các ngôi nhà nằm kế bên nhau lần lượt lên cao dần theo triền núi và đồi. Bởi nằm ở vị trí cao nên các ngôi nhà ở đây thường được xây dựng nhiều cửa sổ để ánh sáng tràn vào trong nhà.

Hai trung tâm lịch sử Berat và Gjirokastra của Albania cho đến nay vẫn đươc duy trì khá tốt với những kế hoạch, chương trình bảo tồn, trùng tu có chiến lược của Chính phủ.

Trung tâm lịch sử Berat và Gjirokastra được Tổ chức Unesco công nhận theo tiêu chí (iii) và tiêu chí (iv).

Tiêu chí (iii): Trung tâm lịch sử Berat và Gjirokastra là minh chứng cho sự phát triển của xã hội đô thị trong khu vực Balkan. Sự phối hợp trong việc xây dựng và quy hoạch kiến trúc nhà ở, công trình công cộng ở Gjirokastra giữa người dân và chính quyền cũng là một minh chứng cho việc quản lý xuất sắc của chính quyền thời kỳ đó.

Tiêu chí (iv): Trung tâm lịch sử Berat và Gjirokastra cùng chứa đựng những công trình văn hóa, kiến trúc độc đáo. Bên cạnh đó cả hai thị trấn này đều có những công trình tôn giáo và đặc biệt là sự chung hòa giữa các nền tôn giáo khác nhau trong cùng 1 một trường xã hội.

Trong cuộc nổi dậy chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ năm 1834, lâu đài Berat bị hư hại khá nhiều và hoàn toàn mất chức năng phòng thủ. Cũng trong cuộc chiến này, nhiều công trình kiến trúc bị ảnh hưởng tuy nhiên sau đó những công trình này đã được sửa chữa, tu bổ. Vì thế cả hai thị trấn lịch sử này vẫn mang đậm những dấu ấn lịch sử quan trọng và được chính phủ Albania công nhận là di sản quan trọng của đất nước.

Tuy nhiên để đến được ngày hôm nay cả Berat và Gjirokastra cũng đều đã trải qua nhiều sóng gió. Năm 1965, Chính phủ Albania thành lập Viện Di tích văn hóa Albania. Kể từ đó, các di tích trong đó có Trung tâm lịch sử Berat và Gjirokastra được bảo tồn, trùng tu theo 1 chương trình định kỳ của Viện. Vài năm sau đó, do những biến đổi chính trị di sản Trung tâm lịch sử Berat và Gjirokastra lại bị bỏ quên cho đến tận năm 2007. Một kế hoạch về trung tu, bảo tồn di sản văn hóa này đã được xây dựng theo đó có những chương trình bảo tồn cụ thể theo từng năm từ năm 2007 đến năm 2011. Kết thúc dự án này, Viện Di tích văn hóa Albnia tiếp tục xây dựng các chương trình bảo tồn Di sản trong những năm tiếp theo.

Cập nhật: 29/02/2016 Theo disanthegioi.info
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video