Tuyển dụng bằng chiêu "Hẹn hò tàu nhanh"

Tuyệt vọng trong việc tìm kiếm kỹ sư phần mềm tại Ấn Độ, các trung tâm săn đầu người buộc phải áp dụng ý tưởng" Hò hẹn siêu tốc" vào việc tuyển dụng. 

Nguồn: AFP
Gautam Sinha, giám đốc điều hành TVA Infotech, một trong số 300 hãng tuyển dụng có trụ sở tại Bangalore, đã thuê hẳn một sân bóng rổ trong nhà 20.000 chỗ ngồi để tạo điều kiện cho các công ty khách hàng gặp gỡ với ứng viên. Cầm CV trong tay, các ứng viên sẽ xếp hàng chờ tới lượt mình được phỏng vấn.

"Cũng giống như hò hẹn tàu nhanh vậy. Ngày trước chúng tôi có sáu tháng để tuyển được một người, giờ chỉ còn 6 tuần", Sinha tiết lộ. 400 ứng viên đã đến gặp gỡ khách hàng của TVA và có 80 người tìm được việc, từ chân kỹ sư cho gã khổng lồ thiết bị mạng Cisco cho đến chuyên gia của SAP - hãng phần mềm doanh nghiệp lớn nhất thế giới.

"Đây là lần đầu tiên chúng tôi áp dụng chiêu này và rõ ràng là nó có đơm quả", Sinha hớn hở nói.

Những hội chợ việc làm kiểu này đang nở rộ khắp châu Á, nơi những ứng viên tìm việc đến nộp hồ sơ và trải qua vòng phỏng vấn ban đầu. Nhưng điểm khác biệt ở đây là yêu cầu "lấp chỗ trống" của các doanh nghiệp đã đến mức khẩn cấp, và nhiều ứng viên nhận được việc làm ngay tại trận.

Tuy thành công bước đầu, song các công ty săn đầu người vẫn tỏ ra lo lắng dịch vụ "mai mối" của họ sẽ sớm khó khăn, khi số lượng ứng viên đủ tiêu chuẩn giảm sút.

Theo số liệu từ Hiệp hội các hãng phần mềm và dịch vụ Quốc gia (NASSCOM) của Ấn Độ thì ngành công nghiệp gia công thô nước này hiện đang sử dụng 700.000 nhân lực và dự kiến sẽ tăng trưởng tới 40% trong vòng 5 năm tới, đạt mức doanh thu 5,1 tỷ USD trong năm nay.

Tuy nhiên, đến năm 2012, ngành công nghiệp 5 năm tuổi này này sẽ thiếu tới 262.000 chuyên gia, bởi các cử nhân tốt nghiệp đại học đang thiếu các kỹ năng cần thiết để thỏa mãn yêu cầu từ nhà tuyển dụng.

Cuộc chiến "tàu nhanh"

Cuộc cạnh tranh nhằm giành giật những nhân viên IT xuất sắc nhất, sao sáng nhất diễn ra ác liệt không kém. "Ngày nay tất cả xoay quanh ba chữ tốc độ, tốc độ và tốc độ", B.R.Sheaker, giám đốc điều hành Mind Group, một công ty săn đầu người có khách hàng là Wipro, Google, Yahoo, Amazon..., cho biết.

Ngay khi bản resume (sơ yếu lý lịch) của ứng viên hạ cánh xuống hòm thư của Mind Group, nó sẽ được phân loại và gửi ngay cho những hãng có liên quan trong vòng vài giây. Sở dĩ họ phải hành động cực nhanh là vì các ứng viên luôn gửi hồ sơ cho cùng lúc hàng chục hãng tuyển dụng. Để tránh mất mối làm ăn, những hãng như Mind Group phải thửa vé máy bay cho các ứng viên tiềm năng bay đến điểm hẹn và thuê khách sạn cho họ ăn ở (Thực chất là biện pháp cách ly) trước giờ phỏng vấn.

"Nếu chúng tôi không ra tay nhanh thì họ sẽ chuyển sang lời mời khác ngay. Đồng nghĩa với nó là mất một cơ hội. Lúc nào khách hàng của chúng tôi cũng đưa ra yêu cầu rất ngắn gọn: 100 người trong vòng 2 tuần, và đó là sức ép cực lớn lên chúng tôi", Sheaker nói.

Để nổi bật giữa rừng tuyển dụng, những hãng như Infosys TVA đã khai trương một cổng web đặc biệt để thu hút bản resume và tổ chức các cuộc phỏng vấn trong khách sạn 5 sao. "Các ứng viên ngày nay cũng giống như quả chín, rất dễ bị hái mất và rất dễ bị hỏng nến đặt họ vào môi trường không thích hợp", Sinha cho biết.

Cơn sốt tuyển dụng

Bị quyến rũ bởi đội ngũ kỹ sư tài giỏi, sẵn lòng làm việc với mức lương chỉ bằng 1/7 các đồng nghiệp tại Mỹ, những đại gia công nghệ lớn đang ồ ạt gia công thô tới Ấn Độ.

Mới đây, Dell tuyên bố dự định tăng gấp đôi số nhân viên tại đây lên gần 20.000 người trong vòng 3 năm tới. Trong khi ấy, hãng dịch vụ công nghệ LogicaCMG sẽ thuê khoảng 1000 nhân viên. Ngoài Dell, các ông lớn như Cisco, IBM và Accenture đều công khai ý định mở rộng nhân viên tại Ấn Độ "một cách đáng kể".

Với mỗi nhân viên "săn" được, các công ty săn đầu người sẽ nhận từ 50.000 rupi (1111 USD) đến 150.000 rupi (3.333 USD). Tuy nhiên, trong tương lai, khi việc săn người trở nên khó khăn vì các ứng viên không có đủ kỹ căng cần thiết, các công ty săn đầu người sẽ phải kiêm luôn cả nhiệm vụ "đào tạo" ứng viên theo công việc.

"Chúng tôi phải xoay sở mọi cách để thu hút ứng viên: lập ra các kios ở chợ, hiệu sách nơi giới trẻ hay la cà. Chúng tôi còn triển khai cả dịch vụ tin nhắn SMS để săn người và nhận CV. Đã đến giai đoạn mà những chuyên gia săn đầu người phải trở thành người bán hàng niềm nở và thông minh", Sheaker nói.

Thiên Ý 

Theo VietnamNet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video