Tuyết rơi ở sa mạc Sahara nhìn từ vũ trụ

Vệ tinh quan sát trái đất của NASA đã chụp được những hình ảnh tuyết phủ các vùng ở sa mạc tại Bắc Phi, hiện tượng lần đầu tiên xảy ra sau 37 năm.


Ảnh vệ tinh chụp tuyết phủ ở khu vực Bắc Phi ngày 19/12, tại vùng gần biên giới Morocco và Algeria, ở phía nam thành phố Bouarfa và tây nam thị trấn Ain Sefra (đều thuộc Algeria). (Ảnh: NASA).


Các bức ảnh chụp từ vũ trụ này do vệ tinh Landsat 7 của NASA chụp lại, ghi nhận hiện tượng tuyết rơi đầu tiên ở sa mạc tại Bắc Phi trong 37 năm qua. Ở vùng này, nhiệt độ trung bình trong mùa hè thường tối thiểu là 37 độ C nhưng có thể rớt xuống dưới 0 độ C trong những tháng mùa đông. (Ảnh: NASA).


Bức ảnh do nhiếp ảnh gia Karim Bouchetata chụp lại cảnh tuyết rơi ở sa mạc Sahara gần thị trấn Ain Sefra. Tuyết rơi được ghi nhận kéo dài đến gần một ngày. (Ảnh: Daily Mail).


Ảnh vệ tinh chụp ngày 21/12 cho thấy vùng có tuyết phủ là khu vực được tô màu xanh dương nhạt. (Ảnh: Daily Mail).


Bức ảnh này được chụp tại cùng một khu vực nhưng cách đây 1 năm, vào ngày 20/12/2015. Thị trấn Ain Sefra của Algeria được xem là "cánh cổng dẫn vào sa mạc. (Ảnh: Daily Mail).


Ảnh vệ tinh chụp ngày 18/2/1979, lần cuối cùng vùng sa mạc này chứng kiến tuyết rơi. Khi đó trời có tuyết trong khoảng 30 phút. (Ảnh: Daily Mail).


Bức ảnh chụp cùng một khu vực vào cuối tháng 12/2014. Tuyết vẫn rơi vào mùa đông nhưng hiện tượng chỉ xảy ra ở khu vực rìa chứ không phải giữa lòng sa mạc. (Ảnh: Daily Mail).

Cập nhật: 23/12/2016 Theo Zing
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video