Ức chế cơn đau mà không gây tê buốt

Một mũi tiêm cũng mang đến cảm giác tê buốt vài tiếng đồng hồ. Điều này chẳng mấy chốc sẽ chỉ còn là quá khứ. Giáo sư Clifford Woolf thuộc đại học y Harvard và bệnh viện đa khoa Massachusetts (Boston, Hoa Kì) cùng đồng nghiệp mới đây đã phát triển hợp chất từ hai thành phần có khả năng ức chế cơn đau rõ rệt mà không gây tê buốt hay liệt cơ vận động. Loại chất đặc biệt này được tạo thành từ dẫn xuất thuốc gây tê cục bộ không linh động thông thường (QX314) và capxaixin – loại chất gây đau trong quả ớt đỏ.

Các nhà khoa học mới đây đã phát triển một hợp chất từ hai thành phần có khả năng ức chế cơn đau rõ rệt mà không gây tê buốt hay liệt cơ vận động. Hợp chất đó có chứa thành phần từ ớt đỏ.
(Ảnh: iStockphoto/Angel Rodriguez)


Woolf giải thích trong bài thuyết trình quan trọng có tên: “Dùng cơn đau để trị cơn đau” tại hội nghị quốc tế “Sự phát triển và chức năng cảm giác cơ thể và cơn đau” tại trung tâm Y học phân tử Max Delbrück (Berlin-Buch, Đức) rằng capxaixin mở các ống chỉ có trên sợi thần kinh truyền cảm giác đau cho phép QX314 thâm nhập vào những sợi này và ức chế chức năng của chúng. “Đây là ví dụ đầu tiên sử dụng ống tế bào của cơ thể với vai trò là một hệ thống phân phối thuốc với đích đến là các sợi thần kinh truyền cảm giác đau”.

Thuốc gây tê cục bộ cũng làm mất cảm giác đau được sử dụng trong phẫu thuật nhưng bệnh nhân vẫn còn tỉnh táo trong suốt quá trình do đó không cần thiết phải sử dụng thuốc gây mê toàn phần. Woolf cho biết: “Các loại thuốc gây tê thông thường, bao gồm lidocaine, gây ảnh hưởng đến tất cả các nơron thần kinh trong vùng bị gây tê”. Kết quả là, không chỉ có cơ quan thụ quan tiếp nhận cảm giác đau bị ức chế mà cả cơ quan xúc giác gây ra cảm giác tê. Nơron thần kinh điều khiển cơ cũng ngừng hoạt động khiến bệnh nhân bị liệt tạm thời.

Để có thể ức chế những cơ quan thụ quan tiếp nhận cảm giác đau cụ thể trong khi không ảnh hưởng đến xúc giác và chức năng vận động, các nhà khoa học sử dụng dạng tích điện thuốc gây tê cục bộ lidocaine tích cực không linh động thông thường có tên QX314. Loại lidocaine này rất đặc biệt vì nó không thể xâm nhập qua màng của nơron thần kinh vì có tích điện. Do thuốc gây tê cục bộ chỉ hoạt động trong nơron thần kinh nên nếu chỉ tiêm QX314 thì sẽ vô tác dụng với nơron thần kinh. Không giống QX314, lidocaine thông thường có thể dễ dàng đi qua màng của tất cả các tế bào từ đó ức chế mọi nơron thần kinh.

Do QX314 chỉ xuyên qua được nơron thần kinh truyền cảm giác đau nên có công dụng như một tác nhân ức chế cơn đau. Các nhà khoa học kết hợp nó với capxaixin. Capxaixin bám vào một cơ quan thụ quan màng tế bào chỉ xuất hiện ở màng tế bào thần kinh chịu trách nhiệm tiếp nhận cơn đau. Do đó, hợp chất trong ớt có thể mở các ống trong tế bào, cho phép QX314 đi qua và ức chế cơ quan tiếp nhận cơn đau. Thí nghiệm trên chuột cho thấy khi áp dụng trên chi sau của động vật, hỗn hợp QX314 và capxaixin chỉ ức chế duy nhất cơ quan tiếp nhận cảm giác đau. Trong khi ức chế hoàn toàn phản ứng với kích thích gây đau, con vật vẫn có thể cử động cũng như có phản ứng xúc giác bình thường.

Tuy nhiên, theo Woolf, chiến lược này vẫn có một nhược điểm. Capxaixin kích hoạt hoạt động cơ quan nhạy với cảm giác đau và nóng. “Do đó, người bệnh sẽ có cảm giác bỏng rát ở miệng nếu ăn đồ ăn cay. Để có thể áp dụng hợp chất triệt tiêu cảm giác đau ở bệnh nhân thì cần phải tìm ra một con đường mở các ống tế bào cho phép QX314 đi qua mà không phải sử dụng capxaixin làm phát sinh cảm giác bỏng rát đau đớn cho đến khi QX314 vào được bên trong tế bào rồi khử cơn đau”. Tuy nhiên, ông và cộng sự vẫn đang tiếp tục nghiên cứu tìm đáp án và mới đây họ đã tìm ra những con đường hứa hẹn không gây đau đớn giúp đưa QX314 vào các sợi dẫn truyền cảm giác đau với hy vọng sớm được ứng dụng đối với các bệnh nhân nha khoa hoặc các sản phụ trong ca sinh nở.

Trà Mi (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video