Ung thư có niên đại cổ nhất thế giới

Các chuyên gia Anh vừa tìm được mầm ung thư vẫn tiếp tục lây truyền đến ngày nay kể từ khi "mọc rễ" trong một con chó cách đây 11.000 năm.

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Sanger của Wellcome Trust gần Cambridge (Anh) đã giải mã được ADN của dòng ung thư này, vốn không chết khi vật chủ qua đời do các tế bào ung thư sống có thể truyền sang các đối tượng khác trong quá trình giao phối.


Ung thư truyền nhiễm ở chó là dạng lâu đời nhất từng được ghi nhận - (Ảnh: Wiki)

Bộ gene ung thư 11.000 năm tuổi mang theo khoảng 2 triệu đột biến, hơn gấp nhiều lần so với con số từ 1.000 đến 5.000 đột biến ở hầu hết các ca ung thư xuất hiện trên cơ thể người.

“Bộ gene của loại ung thư sống lâu ấn tượng trên đã cho thấy trong điều kiện thích hợp, ung thư có thể tồn tại hơn 10.000 năm bất chấp sự gia tăng đến hàng triệu đột biến”, theo Healthday dẫn lời chuyên gia Elizabeth Murchison.

Loại ung thư truyền nhiễm qua đường sinh dục này vẫn tồn tại trong cơ thể của loài chó đầu tiên phát bệnh, mà theo các nhà nghiên cứu có bề ngoài giống Alaskan Malamute hoặc Husky.

“Chúng tôi vẫn chưa biết lý do tại sao cá thể trên đã sinh ra một dòng ung thư truyền nhiễm”, theo chuyên gia Murchison.

Ung thư truyền nhiễm cực hiếm trong tự nhiên, vì việc các tế bào ung thư rời khỏi cơ thể vật chủ và lây nhiễm cho đối tượng khác là điều rất bất thường.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video