Uống rượu như nào thì có lợi cho cơ thể?

"Uống rượu vừa phải" được định nghĩa là: không uống nhiều hơn một đơn vị cồn/ngày đối với phụ nữ và hai đơn vị cồn/ngày đối với nam giới (1 đơn vị cồn tương đương với một ly rượu mạnh 30ml (40%)). Một nghiên cứu được trình bày gần đây tại Phiên họp khoa học thường niên lần thứ 70, tại Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ (ACC), cho rằng việc uống rượu vừa phải có thể làm giảm nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch cao hơn so với những người không uống hoặc uống quá nhiều rượu.

Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy uống một lượng rượu vừa phải có thể bảo vệ tim bằng việc làm giảm các tín hiệu căng thẳng trong não. Kenechukwu Mezue, bác sĩ y khoa và chuyên gia tim mạch hạt nhân tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, người dẫn đầu nghiên cứu, cho biết:

"Các hoạt động liên quan đến căng thẳng trong não ở những người không uống rượu hoặc uống rượu quá mức (trên 14 ly mỗi tuần) cao hơn nhiều so với những người uống rượu ở mức vừa phải… Nghiên cứu cho thấy những người nạp một lượng rượu vừa phải vào cơ thể có tác động tích cực lên não giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn đồng thời làm giảm mức độ căng thẳng thần kinh. Những cơ chế này gián tiếp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch do căng thẳng thần kinh gây ra".


Phát hiện này không khuyến khích mọi người sử dụng rượu.

Tuy nhiên, Mezue cũng khẳng định rằng phát hiện này không khuyến khích mọi người sử dụng rượu. Về mặt y học, nó giúp các bác sĩ và các nhà chuyên môn có thêm một phương pháp trị liệu mới hoặc đưa ra chỉ định cho các hoạt động hỗ trợ giảm thiểu căng thẳng thần kinh như tập thể dục, yoga… qua đó giúp người bệnh có thể cải thiện sức khỏe tim mạch.

Nghiên cứu này cho thấy rằng uống rượu vừa phải mang lại những tác động tích cực và bổ sung lẫn nhau trong kết nối giữa não và tim. Tuy nhiên, việc uống rượu có thể sẽ mang lại một số tác dụng phụ và những ảnh hưởng quan trọng như tăng nguy cơ ung thư, tổn thương gan…

Một nghiên cứu liên quan khác (cũng đang được trình bày tại ACC.21) cho biết: "tập thể dục có thể mang lại những tác động tích cực đến hoạt động của não bộ góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch và các biến cố khác về sức khỏe".

Các nhà nghiên cứu cho biết tập thể dục có thể làm giảm căng thẳng trong não theo cách thức và mức độ luyện tập khác nhau. Có nhiều bằng chứng cho thấy có mối liên hệ giữa căng thẳng và các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, hiện có rất ít các nghiên cứu về việc làm giảm các bệnh tim mạch bằng cách điều chỉnh mức độ căng thẳng thần kinh.


Nghiên cứu bị giới hạn bởi tính trung thực của việc ghi nhận lượng rượu tiêu thụ trung bình mỗi tuần.

Kết quả thu thập được từ cuộc khảo sát chăm sóc sức khỏe do Mass General Brigham Biobank thực hiện với quy mô 53.064 người tham gia, trong đó 59,9% là phụ nữ có độ tuổi trung bình là 57,2 tuổi. Mức độ uống rượu được phân ra nhiều cấp độ như: mức độ tiêu thụ rượu thấp (<1 ly/tuần), trung bình (1-14 ly/tuần) và cao (nhiều hơn 14 ly/tuần). Các biến cố/rủi ro liên quan đến tim mạch bao gồm đau tim, đột quỵ hoặc các trường hợp nhập viện khác… được xác định bằng cách sử dụng mã chẩn đoán (ICD).

Trong số các bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu có 752 người đã từng trải qua chụp cắt lớp phát xạ positron 18F-fluorodeoxyglucose, hoặc chụp PET - phương pháp thường được sử dụng để tầm soát ung thư - tuy nhiên thông qua đó có thể thấy được các khu vực đang gia tăng hoạt động trong não. Việc scan/chụp cắt lớp cho phép các nhà nghiên cứu đo lường được mức độ hoạt động ở các vùng não có liên quan đến căng thẳng.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đánh giá các căng thẳng trong não bằng cách đo hoạt động của hạch hạnh nhân (phần não liên quan đến sợ hãi và căng thẳng) và chia nó theo các hoạt động ở vỏ não trước (phần não liên quan đến chức năng điều hành). Cuối cùng các nhà nghiên cứu phân nhóm bệnh nhân dựa trên mức độ hoạt động căng thẳng của não.


Những người uống rượu vừa phải có nguy cơ gặp các vấn đề nguy hiểm thấp hơn 20% so với những người uống ít rượu

Trong số 53.064 người tham gia, có 7.905 người (chiếm 15%) cho biết đã trải qua ít nhất một vấn đề nghiêm trọng về tim mạch, trong đó nhóm uống ít rượu chiếm 17% và nhóm uống rượu vừa phải chiếm 13%. Ngoài ra, những người uống rượu vừa phải có nguy cơ gặp các vấn đề nguy hiểm thấp hơn 20% so với những người uống ít rượu, đồng thời cũng ít gặp phải các vấn đề liên quan đến căng thẳng trong não hơn.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa hạch hạnh nhân (amygdalar) và nguy cơ gia tăng các bệnh tim mạch như đau tim, đột quỵ hoặc thậm chí tử vong. Nghiên cứu hiện tại cho thấy mối liên hệ giữa việc uống rượu vừa phải và các nguy cơ gây ra biến cố tim mạch qua việc làm giảm hoạt động của amygdalar.

Hiện tại, nghiên cứu bị giới hạn bởi tính trung thực của việc ghi nhận lượng rượu tiêu thụ trung bình mỗi tuần. Nguồn dữ liệu được cung cấp từ một trung tâm và mỗi người tham gia cuộc nghiên cứu chỉ được quét não 1 lần duy nhất. Do vậy, các nghiên cứu sâu hơn là rất cần thiết nhằm làm rõ tác động của rượu đến sự suy giảm hoạt động não thông qua các thí nghiệm quét não lặp lại kèm theo các đánh giá chi tiết về lượng rượu tiêu thụ theo thời gian.

Cập nhật: 10/05/2021 Theo VnReview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video