Vắc xin ngừa sốt rét đầu tiên mất hiệu quả sau khi tiêm 4 năm

Một loại vắc xin sốt rét trong giai đoạn II của một cuộc thử nghiệm cho thấy sau khi tiêm được 4 năm, hiệu quả bảo vệ chống lại căn bệnh này là 0%, theo AFP ngày 20/3.

Đó là vắc xin RTS,S của hãng dược GlaxoSmithKline (Anh) đang được thử nghiệm tại 11 địa điểm của 7 nước châu Phi.

Một cuộc thử nghiệm được tiến hành ở 320 trẻ em tại Kenya cho thấy kết quả không mấy khả quan.


Muỗi truyền bệnh sốt rét 

Nhóm nghiên cứu ghi nhận, sau khi tiêm vắc xin được 1 năm thì hiệu quả bảo vệ là 43,6% nhưng sang năm thứ 4 thì hiệu quả bảo vệ tụt xuống đến mức 0%.

Họ cũng phát hiện, trẻ càng tiếp xúc nhiều với bệnh sốt rét thì hiệu quả bảo vệ khỏi căn bệnh càng thấp.

Dù vậy, phát hiện vừa được công bố trên New England Journal of Medicine cũng không làm nản lòng các chuyên gia sức khỏe.

Ông Phillip Bejon, một nhà khoa học tại Trung tâm Y học Nhiệt đới, Trường đại học Oxford (Anh), một thành viên trong nhóm thử nghiệm cho biết loại vắc xin này vẫn có ích trong cuộc chiến chống lại căn bệnh chết người.

Trong khi đó, bà Mary Anne Rhyne, người phát ngôn của hãng dược GlaxoSmithKline nói, cuộc nghiên cứu tại Kenya có quy mô “nhỏ” và chỉ sử dụng dữ liệu từ 1 trong nhiều nơi đang tiến hành thử nghiệm với quy mô lớn hơn nhiều.

Vắc xin RTS,S vẫn đang trong quá trình phát triển và nâng cao lợi ích trước khi được sản xuất hàng loạt, bà Mary Anne Rhyne nói thêm.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video