Vaccin H5N1 "made in Vietnam" sắp được thử nghiệm trên người

Hội đồng khoa học công nghệ cấp nhà nước đã đồng ý cho thử nghiệm trên người vaccin H5N1 do VN sản xuất. Hiện nay, nghiên cứu còn đang trong qui mô phòng thí nghiệm nhưng những thành công trong việc tiêm thử nghiệm trên khỉ, động vật gần gũi nhất với con người đã mở ra tia hy vọng cho việc sản xuất thành công loại vaccin này tại nước ta.

Hội đồng khoa học gồm các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực vaccin và vệ sinh dịch tễ đã đưa ra sáng kiến sử dụng tế bào thận khỉ thay vì thực hiện trên phôi gà theo qui trình thông thường. Sau những kết quả thử nghiệm thành công trên khỉ, các nhà khoa học đã quyết định thử nghiệm trên người. Quá trình này sẽ có 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 thử nghiệm trên người lớn, giai đoạn 2 thử nghiệm trên trẻ em, giai đoạn 3 cũng trên trẻ em nhưng số lượng sẽ lớn hơn.

(Ảnh: Ranesi)
GS.TS Nguyễn Đình Bảng- Chủ tịch Hội đồng khoa học công nghệ cấp nhà nước đã đánh giá đề tài vaccin cúm A H5N1 dùng cho người: "Vaccin này thực hiện trên tế bào thận khỉ tiên phát. Đây là một sáng kiến của VN. Nếu đề tài này gây được đáp ứng miễn dịch cho người thì đây là một thành công, bởi vì nếu dùng trên khỉ thì tiết kiệm được kinh phí mà chủ động được nguyên vật liệu. Nếu dùng trên gà sạch thì chúng ta phải nhập khẩu gà sạch từ Mỹ hoặc Đức".

Theo đánh giá của hội đồng khoa học, vaccin cúm A H5N1đang chuẩn bị thử nghiệm trên người đã hoàn thành được các chỉ tiêu khoa học đặt ra trong nghiên cứu. Sau khi tiêm cho khỉ, loại vaccin này đã tạo ra được sự miễn dịch. Các nhà khoa học đã lấy huyết thanh của khỉ sau tiêm vaccin để phân tích và đánh giá. Kết quả cho thấy lượng huyết thanh sau khi được pha ra 64 lần vẫn phát hiện được lượng kháng thể. Đây chính là yếu tố quan trọng để các nhà khoa học đi đến quyết định thử vaccin cúm A H5N1 trên người.

GS.TS Nguyễn Đình Bảng cho biết thêm: "Tiêm cho người thì phải được người ta đồng ý trên cơ sở hiểu biết về vaccin này. Cơ quan thử nghiệm phải cung cấp cho những người tình nguyện các thông tin về lợi ích về vaccin sẽ thử hay những tai biến có thể xảy ra như đau, sốt, áp xe hoặc là tử vong và phải chịu trách nhiệm đài thọ tất cả các kinh phí cho những biến chứng có thể xảy ra cho người tình nguyện".

Hiện nay, các thủ tục quan trọng đang được triển khai mà cần nhất là qui chế về đạo đức theo Hiệp ước Hensinki. Có được qui chế này, việc triển khai thử nghiệm vaccin trên người mới được thực hiện. Bộ Y tế sẽ ban hành qui chế cùng với việc chỉ định đơn vị thực hiện việc thử nghiệm này.

Thanh Hương

Theo VTV
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video