Vận động viên trượt tuyết bị đông cứng "của quý" vì lạnh tại Thế vận hội Bắc Kinh

Remi Lindholm, vận động viên môn trượt tuyết băng đồng người Phần Lan, người đã tham gia thi đấu trong hành trình 50 km hôm thứ Bảy tuần trước cho biết "của quý" của anh ấy đã bị đông cứng do bỏng lạnh bởi thời tiết lạnh giá.

Bỏng lạnh (Frostbite) là một chấn thương do tiếp xúc lâu với thời tiết quá lạnh. Nó ảnh hưởng đến da và các mô bên dưới, với các chi là vùng có nguy cơ cao nhất. Khu vực bị bỏng lạnh thường bao gồm ngón tay, ngón chân, mặt và tai, một số vùng có thể bị hở ra khi thời tiết lạnh và gây các tổn thương lâu dài.


Trượt tuyết băng đồng yêu cầu vận động viên vượt qua quãng đường dài trong thời tiết khắc nghiệt.

Trong trường hợp của vận động viên trượt tuyết Phần Lan, anh đã gặp phải tình trạng "của quý" bị bỏng lạnh trong cuộc đua, do trang phục và các dụng cụ hỗ trợ không đủ để bảo vệ khu vực đặc biệt nhạy cảm này trước gió rét.

Temi Lindholm đã cần một tới túi giữ nhiệt ở cuối cuộc đua để làm ấm lại vùng nhạy cảm đã bị đông cứng của mình, theo Reuters. Báo cáo cũng cho biết vận động viên trượt tuyết này đã dành khoảng một giờ 16 phút để vượt qua quãng đường 50km trong tình trạng “gió hú và lạnh giá”. Đây thậm chí không phải là trải nghiệm "của quý" bị đông lạnh đầu tiên của Lindholm, vì anh đã trải qua một trải nghiệm mệt mỏi tương tự ở Ruka, Phần Lan, vào năm ngoái.

“Bạn có thể đoán bộ phận cơ thể nào đã hơi đơ khi tôi hoàn thành cuộc đua 50 km dành cho nam ở Olympic… đó là một trong những cuộc thi tồi tệ nhất mà tôi từng tham gia”, Lindholm nói với truyền thông Phần Lan. "Nó hoàn toàn là việc chiến đấu để vượt qua".

Ban tổ chức sau đó cũng lùi thời gian bắt đầu khoảng một giờ và rút ngắn chặng đường chỉ còn 30km, do lo lắng về nguy cơ lạnh cóng cho các vận động viên khác. Một báo cáo thời tiết hai giờ trước cuộc đua cho thấy môi trường có nhiệt độ ở mức 3ºF (-12,77ºC), với sức gió lên tới 50 km/h. Gió lạnh có nhiệt độ là -21ºF (-29,44ºC).

Làm thế nào sự cố "của quý" đông lạnh đã xảy ra


Remi Lindholm.

Các tay đua thường mặc những bộ quần áo mỏng và ít lớp trong các sự kiện trượt tuyết, bao gồm cả các cuộc đua trượt tuyết băng đồng. Họ có những miếng vải che kín mặt và tai. Nhưng tất cả những thiết bị hỗ trợ này không đủ để cung cấp sự bảo vệ phù hợp trong thời tiết lạnh giá khắc nghiệt mà họ thường trải qua.

Lindholm cho biết anh đã sử dụng một túi nhiệt để làm tan băng phần "của quý" đông cứng của mình sau khi cuộc đua kết thúc. Đó là khi anh ấy bắt đầu cảm thấy đau. Anh nói: “Khi các bộ phận trên cơ thể bắt đầu nóng lên sau khi kết thúc, cảm giác đau đớn là không thể chịu đựng được."

Bỏng lạnh có thể âm thầm xâm nhập mà không khiến nạn nhân nhận ra. Thời tiết lạnh và gió cũng có thể gây hại cho các bộ phận cơ thể được che bởi quần áo, và đó là những gì đã xảy ra với Lindholm.

Giai đoạn đầu của bỏng lạnh là tê cóng, điều không dẫn đến tổn thương vĩnh viễn trên da. Làm ấm lại khu vực này sẽ dẫn đến đau và ngứa ran. Riêng "của quý" đông cứng có thể đặc biệt đau đớn, do tính chất nhạy cảm của cơ quan này.

Tình trạng bỏng lạnh nghiêm trọng hơn sẽ cần được chăm sóc y tế và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Một số chi có thể bị hoại tử và cần phải cắt cụt. May mắn thay, đó không phải là trường hợp của Lindholm.

Một điều thú vị là y học hiện đại đã thực hiện ca cấy ghép "của quý" thành công đầu tiên và quy trình y tế này sau đó cho thấy cơ quan vẫn tỏ ra hoạt động khá hiệu quả.

Cập nhật: 24/02/2022 Theo Pháp luật&bạn đọc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video