Vật liệu mái nhà tự làm mát

Các nhà khoa học đại học Công nghệ Sydney phát minh ra một loại vật liệu mái nhà có khả năng tự làm mát.

Vật liệu mái nhà có khả năng tự làm mát

Nhóm nghiên cứu đã dùng vật liệu này để làm mái nhà cho tòa nhà của khoa Khoa học, Đại học Sydney. Kết quả thử nghiệm cho thấy mái nhà có khả năng làm mát cao dưới điều kiện ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào mùa hè, Science Alert hôm 26/6 đưa tin.


Bước sóng hồng ngoại trên vật liệu mái nhà mới. (Ảnh: Science Alert)

Vật liệu trên được làm từ các lớp polymer chồng lên nhau, được đặt trên một tấm phim nhựa bạc mỏng và chỉ hấp thụ 3% ánh sáng mặt trời. Ấn tượng hơn nữa, nó còn có thể dùng bước sóng hồng ngoại đế phân tán lượng nhiệt trực tiếp vào không gian.

"Loại vật liệu mái nhà mới này có thể duy trì nhiệt độ thấp hơn 11 độ so với loại vật liệu mái nhà màu trắng tiên tiến nhất hiện nay," Geoff Smith, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

Vật liệu mái nhà mới này có thể giúp giảm chi phí điều hòa nhiệt độ cho tòa nhà, các tác động môi trường do máy điều hòa gây ra cũng như mức độ nghiêm trọng của vấn đề đảo nhiệt đô thị.

Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video