Vệ tinh Galileo đi sai quỹ đạo vì nhiên liệu đóng băng

Nhiên liệu bị đóng băng trên tên lửa Soyuz của Nga là nguyên nhân khiến hai vệ tinh thuộc hệ thống định vị toàn cầu Galileo của châu Âu bay sai quỹ đạo vào tháng 8 qua, AFP ngày 8/10 dẫn kết luận cuộc điều tra cho hay.

>>> Vệ tinh Galileo của châu Âu đi sai quỹ đạo

Sự cố gây ra bởi vấn đề ở các ống nhiên liệu nằm trên tầng đẩy thứ tư Fregat của tên lửa Soyuz. Đây là một lỗi về kỹ thuật có thể dễ dàng điều chỉnh cho các đợt phóng trong tương lai, Giám đốc điều hành của hãng Arianespace Stephane Israel nói với AFP.

Các ống chứa nhiên liệu hydrazine, được sử dụng trên tầng đẩy tăng cường Fregat có nhiệm vụ điều khiển vệ tinh đi vào đúng vị trí của chúng trên quỹ đạo, đã bị đóng băng trong quá trình phóng do chúng nằm gần một ống helium lỏng siêu lạnh, theo phát hiện của các nhà điều tra.


Một tên lửa Soyuz của Nga được phóng từ trung tâm vũ trụ của châu Âu ở Kourou - (Ảnh: AFP)

Hai vệ tinh trên, mỗi cái trị giá 40 triệu euro (51 triệu USD) và nặng 700kg, được phóng từ trung tâm vũ trụ của châu Âu ở Kourou, Guiana thuộc Pháp (Nam Mỹ) hôm 22/8. Theo kế hoạch thì chúng được đặt vào quỹ đạo có độ cao 23.500km. Tuy nhiên thất bại ở tầng đẩy Fregat đã khiến các vệ tinh đi vào quỹ đạo 17.000km, nơi chúng không hoạt động được.

Trước đó hai vệ tinh thứ năm và sáu của hệ thống Galileo này đã bị trì hoãn phóng hơn một năm do các vấn đề về kỹ thuật.

Hiện hai vệ tinh Galileo khác theo kế hoạch sẽ lên quỹ đạo vào cuối năm 2014, mở đường cho giai đoạn đầu tiên của các hệ thống dịch vụ Galileo trong năm 2015, bao gồm các ứng dụng cho điện thoại thông minh và định vị trên xe hơi, cũng như phục vụ cho công tác tìm kiếm và cứu hộ.

Đến năm 2017, theo lộ trình xây dựng hệ thống Galileo thì sẽ có tất cả 24 vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo. Sáu vệ tinh dự phòng dự kiến sẽ gia nhập hệ thống vào năm 2020. Khi ấy hệ thống định vị Galileo sẽ hoạt động đầy đủ.

Được biết, chương trình Galileo trị giá 5,4 tỉ euro (7,2 tỉ USD) khi hoàn thành sẽ giúp châu Âu độc lập trong việc triển khai các ứng dụng định vị toàn cầu của mình, không còn phải phụ thuộc vào Hệ thống định vị toàn cầu của Mỹ (GPS).

Ngoài châu Âu, Nga và Trung Quốc cũng đang xây dựng hệ thống định vị riêng cho mình, lần lượt là GlonassBắc Đẩu.

Tiêu đề đã được khoahoc.tv đổi lại.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video