Vệ tinh VNREDSat-1 phải “bẻ lái” lần hai

Theo thông tin từ Ban Quản lý Dự án Vệ tinh nhỏ (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), vào lúc 1h15 sáng 29/8, một lần nữa vệ tinh VNREDSat-1 phải thực hiện thao tác điều chỉnh quỹ đạo nhằm tránh khả năng va chạm với một vật thể bay cắt ngang qua quỹ đạo hiện tại của vệ tinh.

>>> Cứu vệ tinh VNREDSat-1 khỏi va chạm trong vũ trụ

Ngày 27/8/2014, Trung tâm Phối hợp các nhiệm vụ Vũ trụ (JSPOC) của Mỹ tiếp tục cảnh báo về khả năng va chạm giữa vệ tinh VNREDSat-1 và một vật thể vũ trụ tại thời điểm 15h13 ngày 29/8/2014 (giờ Việt Nam), với xác suất va chạm là 0,13%.


Vệ tinh VNREDSat-1

Do đã có kinh nghiệm xử lý tình huống này, Trung tâm Điều khiển và Khai thác Vệ tinh nhỏ đã chủ động, nhanh chóng phân tích, đánh giá tình huống, lên phương án và điều chỉnh quỹ đạo cho vệ tinh VNREDSat-1 sử dụng duy nhất trạm điều khiển mặt đất tại Hòa Lạc.

Vào lúc 1h15 sáng 29/8, vệ tinh VNREDSat-1 đã thực hiện thao tác điều chỉnh quỹ đạo. Đến 21h30 cùng ngày, trạm điều khiển mặt đất tại Hòa Lạc đã thu nhận được tín hiệu trạng thái bình thường của vệ tinh VNREDSat-1. Đồng thời, trạm thu ảnh vệ tinh do Cục Viễn thám Quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường vận hành cũng thu nhận được tín hiệu ảnh VNREDSat-1 đúng như kế hoạch đã lập trước đó.

Điều này khẳng định tình trạng hoạt động bình thường của vệ tinh VNREDSat-1 sau khi được điều chỉnh quỹ đạo để tránh va chạm.

Như vậy, chỉ trong vòng nửa tháng, đã hai lần vệ tinh VNREDSat-1 phải "bẻ lái" để tránh va chạm với vật thể vũ trụ. Đây là xác suất khá cao nếu so với thời gian hơn 15 tháng trước đó không xảy ra lần nào.

Theo Khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video