Vén bức màn bí ẩn về cá mập đầu búa

Một công trình nghiên cứu sinh vật biển chỉ ra, cấu tạo kỳ lạ của cá mập đầu búa là đặc điểm siêu việt giúp chúng có thể quan sát với góc nhìn rộng tới 360 độ.

Trước đây, các nhà nghiên cứu đã tranh luận nhiều về cái đầu hình búa của loài cá này đang gây khó khăn hay thuận lợi cho thị giác của chúng.

Cụ thể vào năm 1948, nhà động vật học Gordon Walls, trưởng nhóm tiến hóa thị lực của các loài có xương sống đã đưa ra giả thuyết vị trí mắt của cá mập đầu búa hạn chế thị lực của nó.

Nhưng vào năm 1984, chuyên gia hàng đầu về cá mập Leonard Campagno đã phản bác lại bằng giả thuyết rằng, khoảng cách giữa hai mắt cá mập đầu búa làm cho nó có khả năng nhìn bằng hai mắt một cách chính xác. 

Bức màn bí mật về cá mập đầu búa đã được mở ra. Nghiên cứu chỉ ra cái đầu kì lạ đã giúp cho loại cá mập đầu búa nhìn tốt hơn được công bố trên tạp chí Experimental Biology.


Hiện, bí ẩn này đã được giải quyết. Công trình nghiên cứu của tiến sĩ Michelle McComb, ĐH Florida Atlantic, Florida, Mỹ và đồng nghiệp chỉ ra, cái đầu hình búa giúp loại cá này khả năng nhìn hai mắt cùng lúc và có thể nhìn 360 độ.

Họ đã cho nhiều loài cá mập khác nhau vào một bể cá lớn. Sau đó, họ đặt thiết bị cảm ứng trên da của những con cá mập để đo mức độ hoạt động của não. Cụ thể, họ kiểm tra xem các loại vật này liệu có phản ứng với chùm chiếu ánh sáng từ các địa điểm khác nhau xung quanh bể không. Làm như vậy họ sẽ đo được khoảng tầm nhìn của các loài cá mập.

Các nhà nghiên cứu còn khám phá ra cái đầu búa đem lại rất nhiều lợi ích. Bằng cách bơi nghiêng sang một bên cá mập đầu búa có thể quan sát phía sau nó.

Hơn thế nữa vị trí của mắt cho phép loại cá này nhìn được 360 độ mặt phẳng đứng, điều này có nghĩa là nó có thể nhìn thấy cả ở phía trên và phía dưới tại mọi thời điểm. “Cũng như phát triển khả năng săn mồi, đây là lợi thế của những con cá mập nhỏ trước những con cá mập săn mồi cỡ lớn” tiến sĩ McComb nói.

Tiến sĩ McComb cho biết: “Nghiên cứu này đã xác nhận cá mập đầu búa có khả năng nhìn bằng hai mắt về phía trước. Điều này có nghĩa là chúng có thể tiến thẳng một cách chính xác về phía trước và đánh giá đúng khoảng cách, đặc biệt là đối với bất kỳ con mồi nào mà chúng săn tìm”.

Khả năng nhìn bằng hai mắt xuất hiện khi vùng quan sát của hai mắt trùng nhau, cho phép loài vật nhận thức chính xác về độ sâu và khoảng cách, đặc điểm quan trọng đối với các loài đi săn.

Nghiên cứu của nhóm tiến sĩ McComb còn chỉ ra rằng, mức độ chồng chéo giữa các vùng thị lực của hai mắt sẽ tăng theo chiều rộng của đầu.

Cá mập chanh (Negaprion brevirostris) có tầm nhìn mỗi mắt đan nhau chỉ được 10 độ. Cá mập đầu búa hình sò (Sphyrna lewini) có một cái đầu tương đối rộng hơn, và tầm nhìn đan xen của hai mắt là 32 độ. Tuy nhiên cá mập đầu cánh (Eusphyra blochii) có tầm nhìn hai mắt là 48 độ bởi vì đầu của nó rộng gần bằng một nửa chiều dài thân. “Vì đầu cá mập đầu búa được mở rộng, nên mức độ tầm nhìn của nó càng rộng”, tiến sĩ McComb giải thích.

Kết quả đã gây bất ngờ đối với các nhà nghiên cứu. Tiến sĩ McComb thú nhận: “Tôi đã tin rằng cá mập đầu búa không thể có khả năng nhìn bằng hai mắt vì hai mắt của nó ở hai phía ngoài của đầu. Tuy nhiên vị trí đôi mắt chính là chìa khóa để mở ra. Đôi mắt của cá mập đầu búa hơi hướng về phía trước, chính điều đó cho phép các vùng thị lực của mỗi mắt chồng lên nhau đáng kể”.

McComb còn cho biết: “Nghiên cứu này xác nhận rằng, thị lực đóng một vai trò lớn trong quá trình tiến hóa của các cư dân kỳ lạ nhất đại dương. Đây là câu hỏi đã tồn tại cách đây 200 năm khi cá mập đầu búa được phát hiện”. 

Theo Báo Đất Việt (BBC)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video