Vi khuẩn trên trạm ISS đã đột biến, nhưng không trở nên nguy hiểm

Vi khuẩn trên Trạm vũ trụ quốc tế đang phát triển và biến đổi trong môi trường không gian - nhưng theo nghiên cứu mới nhất, chúng dường như không phải mối đe dọa đối với con người.

Đây quả là tin vui đối với các nhà du hành vũ trụ, khi một số nghiên cứu trước đây bày tỏ lo ngại về nguy cơ môi trường không gian sẽ khiến một số chủng vi khuẩn biến đổi theo hướng độc hại hơn.

"Đã có rất nhiều nghiên cứu về các yếu tố phóng xạ, vi trọng lực và thiếu không khí tác động lên sinh vật sống, bao gồm cả vi khuẩn". Erica Hartmann, giáo sư sinh học tại trường Đại học Tây Bắc, Miami, Florida, cho biết. Từ lâu, các nhà khoa học hàng đầu đã đặt ra câu hỏi liệu du hành vũ trụ có thúc đẩy quá trình vi khuẩn tiến hóa thành một chủng "siêu vi khuẩn" hay không?

Dựa trên kết quả nghiên cứu mới, được công bố ngày 8/1 trên tạp chí mSystems , câu trả lời có vẻ như là "không", theo giáo sư Hartmann.


Có vẻ là sự đột biến của vi khuẩn để thích nghi với không gian vũ trụ chứ không gây nguy hiểm.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã phân tích DNA từ hai loại vi khuẩn: Staphylococcus aureus (được tìm thấy trên da, thường gây nhiễm trùng tụ cầu khuẩn) và Bacillus cereus (tìm thấy trong hệ thống tiêu hóa động vật cũng như bùn đất và thường là vô hại). Cả hai loại vi khuẩn được thu thập từ môi trường quanh trạm vũ trụ. Kết quả cho thấy: mặc dù các vi khuẩn này đã đột biến khác với chủng vi khuẩn gốc trên trái đất, nhưng không tìm thấy bất kỳ đặc điểm di truyền rõ ràng nào của "siêu vi khuẩn" (được gọi như vậy vì chúng kháng hầu hết các loại kháng sinh).

Trên trái đất, các nhà nghiên cứu cho biết, khi vi khuẩn rời khỏi cơ thể con người (điều khá thường xuyên), chúng sẽ tự biến đổi để thích nghi với môi trường mới. Nhưng trong các khoang chật hẹp của tàu vũ trụ, người ta lo ngại rằng việc tiếp xúc với vi khuẩn đột biến như vậy trong nhiều tháng, có thể sẽ nguy hiểm với sức khỏe các phi hành gia.

Tuy nhiên, có vẻ là sự đột biến của vi khuẩn để thích nghi với không gian vũ trụ, không tạo ra bất kỳ yếu tố bất thường nào khiến cho chúng dễ lây lan hoặc khó chữa trị hơn.

Như vậy, việc du hành vũ trụ trong thời gian dài sẽ bớt được một mối lo về y tế. Mặc dù các quy trình kiểm soát nghiêm ngặt của NASA đã giúp giảm thiểu các bệnh truyền nhiễm, nhưng vẫn còn nguy cơ do thiếu trọng lực sẽ khiến hệ miễn dịch của chúng ta suy yếu.

Phi hành gia Wally Schirra của tàu Apollo 7 từng bị cảm lạnh khi làm nhiệm vụ, dù phi hành đoàn đã được kiểm tra cẩn thận và cách ly một tuần trước khi bay. Khả năng bùng phát dịch trong một con tàu vũ trụ kín vẫn cần được nghiên cứu tiếp.

Cập nhật: 10/01/2019 Theo Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video