Vì sao bạn có thể “nghe thấy” âm thanh của tấm ảnh này?

Chắc chắn rằng khi nhìn bức ảnh GIF này, một số người sẽ có cảm giác như nghe thấy một âm thanh văng vẳng bên tai. Vậy tại sao lại có hiện tượng này?


Đây là một dạng ảo giác đặc biệt và là một ví dụ đặc trưng của cảm giác kèm.

Theo The Verge, đây là một dạng ảo giác đặc biệt và là một ví dụ đặc trưng của cảm giác kèm (Synesthesia). Đây là một hiện tượng cảm giác hiếm gặp khi những giác quan như thính giác, mắt cảm nhận thấy những kích thích từ giác quan khác.

Có thể hiểu, cảm giác kèm giống như việc cảm nhận thấy có những màu sắc nhất định khi nhìn vào một con chữ, con số. Hoặc khi nhìn vào một hiện tượng, ngay lập tức não bộ sẽ liên tưởng tới một sự vật khác và gán cho chúng mối liên hệ.

Khi một giác quan bị tác động, cơ thể sẽ tạo ra những phản xạ không điều kiện ở một giác quan khác. Những người có cảm giác kèm thường sở hữu khả năng sáng tạo vượt trội hơn so với người bình thường.


Cảm giác kèm giống như việc cảm nhận thấy có những màu sắc nhất định khi nhìn vào một con chữ, con số.

Cảm giác kèm có nhiều dạng và phổ biến là âm thanh -> màu sắc (nghe âm thanh thì nghĩ tới màu sắc), chữ cái -> con số, biểu tượng -> màu sắc. Theo ước tính, cứ 23 người lại có 1 người sở hữu năng lực này.

Cũng theo Christopher Fassnidge, một nghiên cứu sinh về tâm lý học tại ĐH. Luân Đôn, V.Q Anh khẳng định, câu trả lời cho cảm giác trên có liên quan khá rõ nét tới cách chúng ta cảm nhận sự vật.

Xung quanh chúng ta tồn tại rất nhiều chuyển động có mối liên hệ logic với âm thanh đi kèm. Ví dụ khi thấy một quả bóng nảy lên, hầu hết chúng ta sẽ cho rằng chuyển động này cần phải kèm theo một tiếng động gì đó dạng như "bịch". Hoặc ví dụ trường hợp của nghệ sĩ piano Nikolai Rimsky-Korsakov, người có kinh nghiệm tưởng tượng những nốt nhạc thành những màu sắc khác biệt.

Theo Fassnidge, nhiều người có thể phát triển cảm giác kèm với những thứ tưởng chừng rất đơn giản và thông thường.

Cảm giác kèm cũng chính là những thứ đang diễn ra khi chúng ta nhìn vào bức ảnh GIF này. Phòng thí nghiệm của Fassnidge gọi đó là "phản hồi thính giác dưới tác động của hiệu ứng thị giác", viết tắt là vEAR.

Mặc dù vEAR vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng nhưng trong một nghiên cứu gần đây, Fassnidge phát hiện thấy có 20% số người cảm giác được phản hồi vEAR. Tỷ lệ này cao hơn con số 2-4% các dạng cảm giác kèm khác. Cũng bởi vậy, những người có cảm giác kèm này sẽ dễ bị ảo tưởng hơn những người khác, tùy thuộc vào cách não của họ sắp xếp dữ liệu và hoạt động ra sao.


Bạn có cảm nhận được tiếng gió bị xé bởi chiếc xe đua tốc độ cao này không?


Bạn có cảm nhận được tiếng động rung chuyển không?

Thậm chí, Fassnidge tin rằng chính mỗi người có thể trải nghiệm vEAR bất cứ lúc nào mà không hề hay biết. Đa số chúng ta đều nghĩ những âm thanh đó có thật nhưng thực tế chúng lại chẳng hề tồn tại.

Cập nhật: 08/12/2017 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video